Khi việc xây dựng nhà nước pháp quyền được quy định rõ trong Điều 2 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì nghiên cứu thảo luận về Hiến pháp và bộ máy nhà nước trở nên hết sức sôi động. Đã có rất nhiều sách báo, và cả những chuyên khảo viết về vấn đề này. Người thì viết, thảo luận về hiến pháp, người thì thảo luận, viết về pháp quyền. Mỗi người một vẻ đều hay và hấp dẫn, nhưng lại ít thấy giữa hiến pháp và pháp quyền có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét cho cùng nhà nước pháp quyền là một nhà nước bị hiến pháp chế uớc quyền lực.
“Chế ước quyền lực là quy luật lịch sử không thể vi phạm. Chế ước quyền lực là nhận thức về tính quy luật trong sự phát triển chính trị của loài người; là nguyên tắc quan trọng và con đường thực hiện chính trị dân chủ mà thế giới công nhận, nó đã đóng vai trò thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển của nền chính trị dân chủ lập hiến ở các nước phương Tây. Với tính cách là đòi hỏi tất yếu của chính trị, dân chủ, chế ước quyền lực cũng không thể ngoại lệ đối với chủ nghĩa xã hội.
Trung Quốc đang tự giác tuân theo quy luật lịch sử về chế ước quyền lực, mạnh dạn tham khảo những kinh nghiệm pháp trí chín muồi của nước ngoài vào thực tiễn nước mình để xây dựng nên hệ thống chế ước quyền lực thích hợp.
Với tính cách là một quy luật chính trị trọng yếu, chế ước quyền lực là một vấn đề trọng đại mà xưa nay các nhà tư tưởng chính trị đã chú trọng tìm tòi, đưa ra những học thuyết, mô hình khác nhau.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Mục lục
Phần 1: Cơ sở lý luận của sự chế ước quyền lực nhà nước
Chương 1: Sự cần thiết phải chế ước quyền lực nhà nước
Chương 2: Hiến pháp – công cụ quan trọng nhất để chế ước quyền lực nhà nước
Chương 3: Đòi hỏi trọng tâm của nhà nước pháp quyền là việc chế ước quyền lực nhà nước
Phần 2: Nội dung của việc chế ước quyền lực nhà nước
Chương 4: Bảo đảm nhân quyền không bị vi phạm một nội dung của việc chế ước quyền lực nhà nước
Chương 5: Các chức danh quan trọng của nhà nước phải được bầu cử và với một nhiệm kỳ nhất định – một hình thức chế ước quyền lực nhà nước
Chương 6: Quyền lực nhà nước được chế ước bằng việc phân chia/ phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong bằng cơ chế kiềm chế và đối tượng (Sự chế ước quyền lực nhà nước từ bên trong)
Chương 7: Chính phủ phải chịu trách nhiệm – tiêu điểm của chế ước quyền lực nhà nước từ bên trong
Chương 8: Toà án – một phần của nhà nước được đứng tách riêng ra một cách độc lập có chức năng xét xử sự đúng sai của chính các cơ quan hoặc các cá nhân đảm trách các công việc của nhà nước, sự chịu chế ước cuối cùng và nghiêm khắc nhất của nhà nước.
Chương 9: Những phương thức chế ước quyền lực nhà nước từ bên ngoài
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
Mời bạn đón đọc.