Chẩn Đoán – Phòng Và Điều Trị Chứng Lẩn Thẩn Ở Người Cao Tuổi:
Lẩn thẩn là hội chứng tổn hại trí lực tính mắc phải và tính duy trì, do sự trở ngại chức năng não gây ra. Sự trở ngại trí lực phải quy định là “tinh mắc phải” để phân biệt với chứng đần độn bẩm sinh, “tính duy trì” được bao gồm trong định nghĩa là để loại trừ những trạng thái rối loạn ý thức thường gặp do ngoại thương cấp tính, trở ngại trong quá trình trao đổi chất và các bệnh dạng ngộ độc. Khi trí lực người bệnh bị thương tổn từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí là vài tuần thì quy về trạng thái rối loạn ý thức là thích đáng, còn nếu kéo dài đến vài tháng thì chúng ta nên xem xét đến khả năng đây là chứng lẩn thẩn.
Lẩn thẩn thường được biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng, thông thường có tính chất mạn tính hay tính tiến triển, xuất hiện nhiều dạng rối loạn chức năng vỏ não cấp cao, trong đó bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, phân tích, khả năng học tập, chức năng ngôn ngữ và chức năng phán đoán. Bệnh nhân còn minh mẫn, đôi khi xuất hiện triệu chứng ban đầu là khả năng kìm chế cảm xúc thất thường và sự khác lạ trong các hành vi xã hội.
Mục Lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Các tri thức thông thường
Chương 2: Các dấu hiệu bệnh tật
Chương 3: Vài điều cần biết khi chữa bệnh lẩn thẩn tính cao tuổi
Chương 4: Vài điều cần biết khi kiểm tra bệnh lẩn thẩn
Chương 5: Những điều cần biết khi bệnh nhân lẩn thẩn nằm viện
Chương 6: Những điều cấm kỵ khi cho bệnh nhân lẩn thẩn dùng thuốc
Chương 7: Bảo vệ sức khoẻ ở gia đình
Chương 8: Phục hồi sức khoẻ sau khi bệnh
Chương 9: Kỹ thuật mới, phương pháp mới
Chương 10: Các loại thuốc mới, thuốc đặc trị
Chương 11: Các loại thuốc thường dùng.
Mời bạn đón đọc.