Từ trước tới nay, đã có một số tài liệu bằng Việt ngữ nói về các loài cây cở mọc hoang ở nước ta trong việc phòng chữa bệnh.
Số lượng cây cỏ mọc hoang nhưng hữu ích đó dùng rất nhiều. Trong khuôn khổ sưu tầm và tập hợp, sách này chỉ đề cập tới một vài khía cạnh thiết thực sau đây:
Thân, củ, rễ ăn được, chữa bệnh cấp thời hoặc mãn tính. Thường gặp ở quanh ta
Có độc, dùng nguy hiểm.
Nội dung:
Phần mô tả: Để đảm bảo cho việc chính xác và khỏi bị nhầm lẫn với cây khác lúc xác định, mỗi mẫu cây sẽ có một hình vẽ để phụ diễn thêm trong lúc mô ta. Dược vật là một mảng của bộ môn thực vật, nên trong lúc dùng những thuật ngữ chỉ về thực vật, độc giả có thể xem qua phần Khái niệm về Thực vật học ở phần đầu thì sự khảo sát dễ dàng hơn cho việc đọc mô tả cây thuốc trong sách.
-
Nơi mọc: phần này đề cập đến những nơi mà mẫu vật được tìm gặp nhiều nhất trong nước ta.
-
Phần làm thuốc: Phần này nói đến bộ phận nơi cây có thể dùng được để làm thuốc (thân, lá, hoa, quả… hay toàn cây).
-
Thu lái, chế biến: Phần làm thuốc ấy được thu hoạch vào thời điểm nào là tốt nhất và cách chế biến ra sao.
-
Tính vị: Phần làm thuốc ấy có vị đắng, ngọt, cay … có tính mát, lạnh, nóng… như thế nào.
-
Tác dụng sinh lý: phần làm thuốc ấy có tác dụng chung đối với cơ năng sinh lý trong cơ thể như thế nào.
-
Chủ trị: mỗi một vị thuốc có tác dụng đối với nhiều bệnh nhờ qua quá trình tích lũy kinh nghiệm của dân gian trong cuộc sống hàng ngày và dựa theo thực tiễn lâm sàng có hiệu quả đều được ghi vào.
-
Cách dùng thông thường: liều lượng của mỗi một vị thuốc và cách dùng như: Sắc uống, hoặc dùng để đắp lên vết thương ở những nơi sưng, trặc, bầm tím…
-
Cây có độc hoặc phải kiêng cữ: Sẽ dùng trong mục ghi chú cho những người thường phải sống đụng chạm với thiên nhiên như: Bộ đội, thợ rừng, đồng bào ở rừng núi hay nông thôn.
Mời bạn đón đọc.