Bài Học Lớn Từ Những Câu Chuyện Nhỏ – Câu Chuyện Về Cư Sĩ
Con người vốn nhỏ bé, hữu hạn trước thiên nhiên và vũ trụ rộng lớn, vô hạn. Và trong cái thế giới vô cùng vô tận ấy, sự tồn tại của con người chỉ như hạt bụi giữa không trung, một tia chớp lóe sáng rồi phụt tắt (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô – Thiền sư Vạn Hạnh).
Sự hiện hữu của con người luôn bị chi phối, tác động bởi lẻ vô thường ấy, nhưng người ta lại không chú ý đến, thậm chí không chịu thừa nhận nó. Nhưng tự nhiên vốn có quy luật và con người cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giống như trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; con người cũng không tránh khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Vô thường hay biến dịch là sự tất yếu của tự nhiên trong khi đó con người luôn mong muốn, khao khát sự ổn định, vĩnh hằng. Cho nên khi mọi việc không như ý muốn, họ đâm ra thất vọng, đau khổ, sợ hãi đến tột cùng. Chỉ những bậc tu hành hay những kẻ đã thấu hiểu và nắm rõ được lẽ vô thường thì khi đối diện với nó, họ luôn giữ được tâm thái an nhiên, tự tại, đón nhận nó một cách tự nhiên và coi đó là lẽ thường tình. Nói cách khác, khi họ đã đạt đến sự “nhậm vận” thì có thể hòa đồng nội tâm với ngoại giới, vượt lên trên sự phân biệt giữa “cái ta” và “cái không phải là ta”. Nghĩa là không còn thắc mắc lo ngại trước sự thay đổi, biến động của vô thường nữa.
Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ là một bộ sách gồm mười quyển, tập hợp những câu chuyện về Đức Phật, các vị Bồ Tát, La Hán, các Tăng Ni, Cư Sĩ… trên đường giáo hóa, phổ độ chúng sinh giác ngộ, thoát khỏi kiếp luân hồi, nhận ra cái lẽ vô thường của tạo vật…
Ngoài ra, đó còn là những câu chuyện về các vị Quốc vương, các thương nhân, những người phụ nữ và cả những loài vật. Đó có thể là những nhân vật thông minh, tài giỏi, dũng cảm, nhân từ… biết lắng nghe và thấu hiểu những lời áo diệu thâm sâu của Phật pháp, làm được những điều tốt đẹp, thậm chí hy sinh cả bản thân để mang lại hạnh phúc và sự yên bình cho chúng sinh. Cũng có thể là những nhân vật ích kỷ, tham lam, độc ác, gieo bao tai họa cho con người… Nhưng cuối cùng đều được giác ngộ và tự hối cải. Ngược lại, nếu họ vẫn còn mê muội, cố chấp… thì sẽ bị quả báo, bị đầy ải trong kiếp luân hồi hay dưới những tầng sâu của địa ngục. Không dừng lại ở những điều áo diệu của giáo lý nhà Phật, những câu chuyện trên còn có tác dụng vô cùng to lớn đối với tư tưởng, tình cảm và hành động của con người. Nó mang ý nghĩa giáo dục và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nó khuyên con ngưòi phải hành thiện, từ bỏ điều ác, sự đố kỵ, lòng tham… biết hy sinh, ban tặng, khoan dung và độ lượng đối với đồng loại, với cả những loài vật nhỏ bé, tầm thường.
Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ”, đời người như ánh chớp loé lên trong phút chốc, còn sự thịnh suy thì mong manh như giọt sương đầu ngọn cỏ. Nếu hiểu được sự vô thường ấy thì mọi vui buồn, sướng khổ đều là lẽ tự nhiên hay sự thường tình. Và như vậy con người đâu còn gì đáng phải lo ngại giữa “cõi đi về” này.
Mục lục:
-
Lời nói đầu
-
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh
-
Phật Tổ giả trưởng giả thật
-
Anh thợ học nghề và chim khổng tước gỗ
-
Thiện ác cúng dường
-
Đạo Phật thắng đạo ba La Môn
-
Phật pháp có thể hóa giải ưu phiền
-
Ngày tám tháng tư là ngày Phật đản
-
Thể ngộ nhân sinh
-
Xả thân giữ giới
…
Mời bạn đón đọc.