Xem sách hay

Cảnh Thế Thông Ngôn

Mua ở đâu?
Phùng Mộng Long

Phùng Mộng Long

Cảnh thế thông ngôn là một trong ba “ngôn” – Bộ sách Tam ngôn nổi tiếng được sáng tác vào thời Minh – Thanh gồm Cảnh thế thông ngôn, Tỉnh thế hằng ngôn, Dụ thế minh ngôn. Tương truyền, tác giả của bộ sách này, cugx như của một bộ sách khác nổi tiếng không kém, Nhị phách, là Phùng Mộng Long.

Phùng Mộng Long (1574-1646), sinh năm Vạn Lịch triều Minh và mất năm Thuận Trị triều Thanh, tự Do Long, cũng có khi ký là Long Tử Do, người Trường Châu, nay là Tô Châu, Giang Tô. Ông xuất thân từ một gia đình có học vấn, từ nhỏ ông đã nổi tiếng tài hoa. Thời trẻ trai, Phùng Mộng Long là người khá phong lưu nhưng cũng rất lận đận trong thi cử, mãi đến năm 57 tuổi mới được chọn làm Cống sinh (tức Cử nhân). Những năm thuộc niên hiệu Sùng Trinh, ông làm Tri huyện tại Thọ Ninh, Phúc Kiến. Khi quân Thanh vượt sông xuống phía Nam, ông từng tham gia vào hoạt động chống Thanh, đến khi chính quyền Nam Minh bị tiêu diệt thì ông buồn rầu mà chết.

Có thể nói Phùng Mộng Long đã dốc hết cuộc đời của mình vào việc nghiên cứu, chính lí và sáng tác văn học phong tục, đạt được những thành tựu mà ít người sánh kịp. Ông để lại một khối lượng đồ sộ gồm các tác phẩm sưu tầm, biên soạn và sáng tác… với nhiều loại hình như văn học dân gian, sân khấu, truyện ngắn và cả tiểu thuyết. Bộ Đông Chu liệt quốc sớm đem lại sự nổi tiếng cho Phùng Mộng Long, rất được phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Tác phẩm thứ hai cũng rất đáng chú ý là bộ Tam ngôn (nguyên có tên là Cổ kim tiểu thuyết) gồm ác quyển Dụ thế minh ngôn, Cảnh thế thông ngôn và Tỉnh thế hằng ngôn, lần lượt được khắc in vào trước sau niên hiệu Thiên Khải nguyên niên, Thiên Khải năm thứ 4 và Thiên Khải năm thứ 7 (1964-1927)

Những tiểu thuyết trong Tam ngôn có nguồn gốc khác nhau, tình huống khá phức tạp. Từ những truyện mà hiện nay có thể suy đoán được, thì một bộ phận nhỏ trong số đó là những “thoại bản” lưu truyền ở các đời Tống, Nguyên, Minh được ghi chép lại với ít nhiều sự gia công sửa chữa của tác giả, còn phần lớn là Phùng Mộng Long đã dựa vào những bút kí, tiểu thuyết, truyền kì, những mẫu chuyện lịch sử, dân gian thời trước để sáng tác nên. Những tiểu thuyết trong Tam ngôn phù hợp với sở thích của độc giả thuộc tầng lớp thị dân rộng rãi, đồng thời cũng phản ánh sự suy nghĩ nghiêm túc của tác giả đối với đời sống và hướng vươn tới trong nghệ thuật.

Cảnh thế thông ngôn là những câu chuyện dân gian được Phùng Mộng Long sửa chữa, gia công thêm, phản ánh nhân tình thế thái, ước mơ và khát vọng của những con người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng đều khát khao vươn tới hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân ở xã hội cũ. Mỗi câu chuyện trong cảnh thế ngôn dù là tình bạn hay tình yêu trai gái, vợ chồng, dù là giữa người với người hay người với ma quỷ đều mang nội dung răn dạy đạo đức và phản ánh nhiều loại người trong xã hội. Nội dung của bộ sách khá phức tạp nhưng có thể thấy chủ yếu nó khẳng định quyền được lựa chọn một đời sống hạnh phúc theo đúng ý muốn của nhân vật. Các nhân vật đã vượt qua những ràng vuộc về lễ nghĩa của đạo đức truyền thống để khẳng định ước mơ về tình yêu và hôn nhân của mình. Mượn “cảnh thế”, thông qua sinh hoạt của tầng lớp thị dân để nói về nhân tình, về quan niệm đạo đức, Phùng Mộng Long đã biến những câu tiểu thuyết thu hút được đông đảo người đọc và khẳng định thể loại tiểu thuyết bạch thoại trong đới sống văn học, phản ánh hiện thực đời sống tình cảm và ý thức của tầng lớp thị dân, tuy có những mặt phong kiến dung tục nhưng nhân tố dân chủ chủ nghĩa, tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và tính tức cực chủ quan cho đến thái độ trài phúng, châm biếm vị trí chủ đạo trong tác phẩm.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?