Căn Tính Và Bạo Lực
Amartya Sen (sinh năm 1933) là nhà kinh tế học, triết gia Ấn Độ. Năm 1998, ông giành được giải Nobel kinh tế (tức giải thưởng về khoa học kinh tế được trao bởi Ngân hàng Thụy Điển) bởi những đóng góp về: kinh tế phúc lợi, công trình về sự khan hiếm các nguồn lực, nguyên lý phát triển con người, những cơ chế nằm bên dưới sự nghèo nàn và lý thuyết về chủ nghĩa tự do chính trị.
Cuốn sách này bắt đầu với sáu bài thuyết trình về căn tính mà Amartya Sen đã trình bày tại Đại học Boston trong khoảng từ tháng Mười một năm 2001 đến tháng Tư năm 2002, thể theo lời mời ân cần của Giáo sư David Fromkin thuộc Trung tâm Pardee. Trung tâm này chuyên nghiên cứu tương lai, và nhan đề của loạt bài thuyết trình này là "Tương lai của Căn tính". Cuốn sách đề cập đến vai trò của căn tính trong những bối cảnh quá khứ và hiện tại cũng nhiều chẳng kém gì đề cập đến những dự đoán về tương lai.
"Oscar Wilde có đưa ra một nhận định bí hiểm, rằng: "Hầu hết người ta là kẻ khác." Điều này nghe cũng giống như những câu nói đầy thách đố khác của ông, nhưng trong trường hợp này Wilde bảo vệ cách nhìn của mình bằng sự thuyết phục đáng nể: "Tư tưởng của họ là quan niệm của kẻ khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, đam mê của họ là sự trích dẫn lại (từ kẻ khác)." Quả thật, chúng ta chịu ảnh hưởng đến độ đáng ngạc nhiên từ những người mà ta tự nhận là có chung căn tính. Những căn thù theo kiểu phe phái, một khi được người ta tích cực xiển dương, có thể lan nhanh như đám cháy rừng, như ta đã thấy gần đây ở Kosovo, Bosnia, Rwanda… và nhiều nơi trên thế giới. Bằng một sự kích động thích hợp, cái ý thức được nuôi dưỡng về căn tính chung của một nhóm người có thể bị biến thành vũ khí mạnh mẽ để xử sự hung bạo với nhóm khác." (Trích Lời tựa)
Mời bạn đón đọc.