Xuất phát từ lòng yêu nước, năm 1945, Cố sư Tổ Quách Văn Kế tham gia huấn luyện Võ thuật chiến đấu cho lực lượng thanh niên Tiền Phong tại sân Hoa Lư và sân Phan Đình Phùng.
Năm 1947, rút về vườn Thơm Đức Hoà, huấn luyện Võ thuật cho đơn vị bộ đội của đ.c Hào.
Năm 1948, trở về Chợ Lớn mở cửa hàng xe đạp hiệu Solifor tại số 6 đường Trần Bình Trọng quận 5 làm cơ sở bí mật của Cách mạng cất giấu tài liệu, vũ khí và thuốc men đến năm 1954.
Năm 1949, để có điều kiện được dạy võ cho thanh niên yêu nước, Cụ thành lập Hội thể dục thể thao Lam Sơn tại đền thờ Trần Hưng Đạo, số 36 đường Hiền Vương Sài Gòn, việc được kéo dài đến năm 1967.
Hàng năm 22-8 âm lịch Hội thể dục thể thao Lam Sơn tổ chức giỗ tổ Lê Lợi. Trình diễn võ thuật, tưởng nhớ những trang sử oai hùng và ghi ơn các vị anh hùng dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước chống ngoại xâm trong hội viên và võ sinh.
Năm 1967, thành lập võ đường Lam Sơn Võ thuật đạo trụ sở đặt tại tư gia Quận Phú Nhuận.
Năm 1985 được chỉnh tên Võ đường là Lam Sơn Võ đạo, đây là một vinh hạnh cho Võ phái được mang tên Lam Sơn.
Vì Lam Sơn là đất anh hùng tụ nghĩa dưới ngọn cờ chống ngoại xâm giải phóng dân tộc – của Bình Định Vương Lê Lợi.
Võ phái Lam Sơn học tập và phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm – đoàn kết một lòng – anh dũng xông pha.
Mục lục:
Tiểu sử cố tổ sư sáng lập Lam Sơn Võ Đạo
Nguồn gốc Lam Sơn Võ Đạo
Hệ thống thi đẳng cấp dây đai Lam Sơn Võ Học
Chương trình học tập võ thuật Lam Sơn Võ Học
Phương pháp đo tấn trung bình
Căn bản võ học
Chương 1: Phần bộ pháp
Chương 2: Phần thủ pháp
Chương 3: Cẫm nã thủ
Chương 4: Cước pháp
Mời bạn đón đọc.