Hiện nay, phương pháp Diện Chẩn đã có mặt tại gần 40 nước trên thế giới như Pháp, Tây
Ban Nha, Ý, Tiệp Khắc, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Israel, Mỹ,
Canada, Cuba, Nga, Nhật Bản, Úc, Anh, Ấn Độ… (theo thống kê năm 2009), riêng ở Việt
Nam, gần như khắp các tỉnh thành lớn nhỏ trong nước đều có người áp dụng Diện Chẩn để
tự chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ chữa bệnh.
Vậy Diện Chẩn là gì?
“Diện” là “mặt” (gương mặt, bề mặt), “Chẩn” là từ thường dùng trong các cụm từ “chẩn
đoán”, “chẩn trị”. Thực chất, phương pháp này cho chúng ta một cách thức đặc biệt, để có
thể nhận biết được các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật trong cơ thể một cách dễ dàng, khái
quát và tỷ lệ chính xác khá cao, thông qua những dấu hiệu, biểu hiện trên gương mặt nói
riêng và bề mặt da toàn cơ thể nói chung. Từ đó, tác động vào những điểm nhạy cảm trên
da đã được phát hiện, theo những cách thức phù hợp.
Nhằm đưa phương pháp chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh tiện lợi này đến gần với
quần chúng hơn nữa, GS. TSKH Bùi Quốc Châu đã đặc biệt soạn thảo cuốn sách Cẩm
nang Diện Chẩn này, dựa trên những kinh nghiệm thực tế đúc kết qua nhiều năm với hàng
triệu trường hợp chúng tôi đã hỗ trợ, theo cách thức mới, với những hướng dẫn cụ thể, chi
tiết, chú trọng vận dụng các thao tác thật đơn giản (còn được gọi bằng danh từ chuyên môn
là Đại giản thuật), giúp cho những người chưa từng biết đến Diện Chẩn cũng có thể thực
hiện một cách dễ dàng mà vẫn đạt được hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, trong nội dung vẫn hàm
chứa một lượng kiến thức chuyên môn sâu nhất định, dành cho những môn sinh Diện
Chẩn tham khảo, áp dụng để nâng cao thêm trình độ.
Các triệu chứng bệnh cũng như cách giải quyết được đề cập trong sách này nằm trong
những vấn đề phổ biến mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Với những
kiến thức phổ quát và cách xử lý đơn giản, hữu hiệu, cuốn sách sẽ giúp quý vị có thể chủ
động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách dễ dàng, an toàn, nhất là trong
những tình huống chưa thể tiếp cận ngay được với dịch vụ y tế.
Tác giả:
Giáo sư Tiến sĩ khoa học danh dự Bùi Quốc Châu sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 tại huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Ông là nhà nghiên cứu y học dân tộc và khoa học
nhân văn.
Hiện tại ông đang tiếp tục làm việc và nghiên cứu phát minh tại Trung tâm Việt Y Đạo
Quốc tế – tổ chức do ông sáng lập, có địa chỉ tại số 16 đường Ký Con, phường 7, quận Phú
Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời tựa
Lời mở đầu
Tiểu sử khoa học của GS. TSKH Bùi Quốc Châu
Chương 1: Các kỹ năng cần nắm vững
Chương 2: Kỹ năng tự xử lý 72 vấn đề thường gặp
Chương 3: Quà tặng đặc biệt dành cho phái đẹp
Lời kết
Trích đoạn nội dung:
1. Diện Chẩn không phải là môn châm cứu như nhiều người lầm tưởng, vì nó không
sử dụng kim châm và cũng không sử dụng thuốc để trị bệnh, thay vào đó là dùng các dụng
cụ nhỏ nhắn bằng nhựa cao cấp, inox, bạc và gỗ do chính tác giả sáng chế từ 1983 cho đến
nay, gồm khoảng gần 200 loại dụng cụ rất thân thiện với môi trường. Với chủ trương
“biến bệnh nhân thành thầy thuốc của chính họ”, tác giả đã đơn giản hóa cách trị bệnh đến
mức tối đa mà vẫn đạt hiệu quả cao trên lâm sàng, cho nên đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ngoài ra, phương pháp này còn mang tính chất của các môn xoa bóp, bấm huyệt và phản
xạ học nên càng được hầu hết mọi tầng lớp nhân dân ưa chuộng. Tuy nhiên, nó vẫn gần
với phản xạ học nhiều hơn, nhưng là phản xạ đa hệ/đa chiều hay còn gọi là phản xạ học
Việt Nam.
2. Bài tập xoay cổ tay
Đây là kỹ thuật giúp làm lưu thông khí huyết rất nhanh. Thực hành đều đặn hằng ngày sẽ
có những tác dụng sau:
– Điều hòa nhiệt độ, làm nóng hoặc làm mát từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân.
– An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng.
– Làm hồng hào da mặt.
– Hỗ trợ tiêu u, tiêu bướu.
– Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
– Giảm sưng đau xương khớp, đặc biệt giảm đau mỏi cổ vai gáy và cột sống lưng.
– Làm mạnh gân cốt.
– Làm săn chắc da thịt.
– Hỗ trợ phục hồi sau tai biến.
Cách thực hành:
Nắm hai bàn tay lại với ngón cái nằm trong bốn ngón còn lại, nắm vừa phải không cần
chặt. Rồi giữ yên cánh tay và chỉ quay khớp cổ tay theo một chiều nhất định trong một lần
tập.
Người yếu hoặc có bệnh thì xoay 3–4 lần, mỗi lần khoảng 3–5 phút, nhanh hay chậm tùy
theo sức.
Người bình thường thì tùy theo nhu cầu.
Lưu ý:
Để đạt kết quả tốt, khi tập cần có sự tập trung, theo nguyên lý Ý dẫn khí dẫn huyết dẫn
lực. Nếu tập để lưu thông khí huyết toàn thân thì tập trung chú ý vào động tác. Còn nếu hỗ
trợ trị liệu bộ phận nào thì chú ý vào bộ phận đó. Sau mỗi buổi tập mà có cảm thấy ấm
nóng một số vùng trong người hoặc ấm nóng toàn thân, toát mồ hôi, thì đó là dấu hiệu tốt.