Nếu chỉ nghĩ làm thế nào để đem lại tinh thần ham học cho trẻ, thì có lẽ thái độ của trẻ sẽ không bao giờ thay đổi. Lý do vì ham học không phải là điều có thể đem lại mà là điều cần được khơi dậy. Gây được hứng thú học không phải là việc khó mà ngược lại, trong mối quan hệ vui vẻ, tích cực giữa cha mẹ và con cái, hứng thú học sẽ được nuôi dưỡng. Quan sát, tìm kiếm những mầm mống của hứng thú, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng – những kiến thức cơ bản được đúc rút trong cuốn sách sẽ giúp trẻ dần thay đổi, khơi dậy cảm hứng học tập trong trẻ.
***
“Có những trẻ mới nhìn qua tưởng chừng không hề có hứng thú với bất cứ thứ gì nhưng thực ra trong các em luôn có những hứng thú tiềm ẩn. Tôi thường xuyên tiếp xúc với trẻ tại trường luyện thi. Ở trường luyện thi có rất nhiều kiểu học sinh, trong đó có những trẻ nhìn như không có một chút hứng thú gì với việc học. Tuy nhiên đó chỉ là vẻ bên ngoài thôi. Nếu bỏ công sức chú ý quan sát kỹ thì chắc chắn ta sẽ nhìn thấy các em có những sở thích, quan tâm và hứng thú tới một điều gì đó nhất định. Khi đã biết được sở thích, quan tâm và giá trị quan là gì, ta có thể dẫn dắt để các em có được hứng thú học và trở nên ham học hơn.
Việc được bố mẹ khen ngợi, dù chỉ là điều rất nhỏ, sẽ làm cho “ham muốn được công nhận” thoả mãn, từ đó sẽ cho trẻ sự tự tin. Chúng ta có thể khen ngợi trẻ nhiều việc, từ nấu ăn, giúp mẹ làm việc nhà cho đến các việc trên trường, ở câu lạc bộ, học nhạc piano, học bơi, tham gia thi đấu bóng chày, bóng đá hay khen các sở thích của trẻ như đọc sách, vẽ tranh. Điều quan trọng ở đây là quan tâm, khen ngợi trẻ cả những việc không phải là học. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, giúp nảy sinh ham muốn học hơn. Việc khen ngợi sẽ kích thích thêm tính tò mò, tăng sự tự tin, hỗ trợ để trẻ có hứng thú trong mọi việc.”
Mời bạn đón đọc.