Quyển sách này viết về các phương pháp nghiên cứu trong nhân học văn hoá. Chủ đề của quyển sách này là các phương pháp thuộc về tất cả chúng ta trong ngành – thật vậy, trong tất cả các ngành của khoa học xã hội. Dù cho định hướng lý thuyết của chúng ta có là gì đi nữa thì trong bất kỳ cuộc nghiên cứu nào về tư tưởng và hành vi của con người thì một kết hợp hợp lý giữa các dữ liệu định tính và định lượng là điều thường thấy. Dù cho chúng ta thể hiện bằng từ ngữ hay bằng số thì chúng ta cũng phải làm thật đúng.
Vấn đề gặp phải trong việ viết một quyển sách về các phương pháp nghiên cứu (bên cạnh sự thật là có quá nhiều phương pháp) đó là bản thân từ “phương pháp” có ít nhất ba nghĩa. Ở một mức độ khái quát, nó có nghĩa là nhận thức luận hay sự nghiên cứu cách làm thế nào chúng ta biết được sự vật. Ở một mức độ ít khái quát hơn, phương pháp là các chọn lựa chiến lược, chẳng hạn như bạn sẽ chọn tiến hành điền dã quan sát tham dự, một luận án nghiên cứu thư tịch, hay một thực nghiệm. Ở một mức độ cụ thể, nó là về các vấn đề như bạn sẽ chọn loại mẫu nào, bạn sẽ thực hiện phỏng vấn trực diện hay qua điện thoại, bạn sẽ dùng phiên dịch hay học ngôn ngữ bản địa đủ giỏi để bạn tự phỏng vấn, vân vân.
Khi nói về nhận thức luận, có một số câu hỏi quan trọng. Một là, bạn theo nguyên tắc triết học của chủ nghĩa duy lý hay chủ nghĩa kinh nghiệm. Câu hỏi khác là bạn sẽ sử dụng các giả thuyết của phương pháp khoa học mà thường được gọi là thực chứng luận trong khoa học xã hội, hay ưa thích dùng phương pháp đối nghịch với nó mà thường được gọi là chủ nghĩa nhân văn hay diễn giải luận. Đây là những câu hỏi khó, không dễ trả lời được. Tác giả sẽ lần lượt nói đến các phương pháp này trong sách.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Nhân học văn hoá và khoa học xã hội
Chương 2: Các nền tảng của nghiên cứu xã hội
Chương 3: Nhân học và thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Chọn mẫu
Chương 5: Chọn các vấn đề nghiên cứu, địa bàn và phương pháp
Chương 6: Nghiên cứu tài liệu
Chương 7: Quan sát tham dự
Chương 8: Thông tín viên
Chương 9: Ghi chép điền dã: cách ghi, mã hoá và quản lý
Chương 10: Phỏng vấn phi cấu trúc và bán cấu trúc
Chương 11: Phỏng vấn cấu trúc
Chương 12: Bảng hỏi và nghiên cứu điều tra
Chương 13: Thang đo và đo lường
Chương 14: Quan sát trực tiếp và có phản ứng
Chương 15: Quan sát kín đáo
Chương 16: Phân tích dữ liệu định tính
Chương 17: Mã hoá và bảng mã hoá cho dữ liệu định lượng
Chương 18: Thống kê đơn biến: miêu tả từng biến
Chương 19: Phân tích hai biến: kiểm định và các mối liên hệ
Chương 20: Phân tích đa biến
Mời bạn đón đọc.