Những cuộc triển lãm hội hoạ lớn đã trở thành những sự kiện văn hoá được một công chúng không chuyên và những người ngoài giới càng ngày càng đông mong đợi. Vì thế có lẽ nên có một quyển sách giới thiệu những cơ sở cần thiết cho sự thưởng ngoạn vì chúng cho phép hiểu và nhận chân tác phẩm qua các phong trào tạo nên lịch sử hội hoạ.
“Quyển sách bắt đầu ở thời Phục hưng, vì đây là thời kỳ cách mạng hội hoạ với sự thành thạo trong khoa phối cảnh, với tinh thần sáng tạo của họa sĩ và với ảnh hưởng của các lý thuyết đầu tiên phát sinh từ chủ nghĩa nhân văn. Đó cũng là thời kỳ đầu tiên mà tiểu sử của nghệ sĩ xuất hiện, là bước đầu của lịch sử nghệ thuật, kế đó bộ môn này sẽ dẫn tới sự phân loại theo phong trào.
… Môn lịch sử nghệ thuật thường sử dụng một hệ thống thuật ngữ cho phép nhân loại tranh và hoạ sĩ theo các đặc trưng lịch sử và phong cách tổng quát, sự phân loại đôi khi giản ước nhưng tiện lợi.
Các danh xưng có nguồn gốc rất khác nhau. Một số danh xưng do các hoạ sĩ tự đặt cho mình (như Tân – tạo hình do Piet Mondrian đặt), một số khác dùng lại tên của người hoặc nhữg người đứng đầu (như trường phái Caravaggio hoặc B.M.P.T. là tên của Buren, Mosset, Parmentier, Toroni), của một địa phương (như Cobra là tên của ba thành phố Copenhague – Bruxelles – Amsterdam), một số nữa sinh ra từ một giai thoại (như trường phái Ấn tượng). Nhưng thông thường nhất là các danh xưng đó được các nhà mỹ học và phê bình nghệ thuật đặt ra, bất chấp ý kiến của các hoạ sĩ…”
Quyển sách này giới thiệu các phong trào, trào lưu, trường phái, các nhóm nghệ thuật hội hoạ phương Tây (Châu Âu, Mỹ) kế tục nhau từ thời Phục hưng tới ngày nay trong lòng các trường phái quốc gia (Flandres, Pháp…) và các thánh địa của hội hoạ (Anvers, Venezia…).
Mời bạn đón đọc.