Ca Tụng Thân Xác: đôi khi con người có dịp khám phá lại thân xác mình bằng kinh nghiệm đau ốm, đói khát tàn tật, soi gương, xấu hổ, đển nhận định thân xác là một thực tại hàm hồ qua sinh hoạt dục tính, là một tư thân, xác tôi tham dự tích cực vào mọi hoạt động trí thức, chân tay, vào mọi giao ngộ với người khác và sau cùng, là một giá trị mà những kinh nghiệm về thừa giá trị mà những kinh nghiệm về thừa (những cái thừa của con người,; người là thừa đối với người) về thiếu (tán tật, xấu xí) về mất (cái chết) là dịp làm cho con người ý thức được giá trị trên.
“Hình như trong tất cả các nền văn minh và đặc biệt trong các tôn giáo đều thấy ít nhất sự khinh miệt những già là vật chất, thể xác, và đề cao những gì mà tâm trí, tinh thần.
Người ta coi tinh thần như một lý tưởng để vươn tới hay bao gồm những giá trị đích thực của đời sống con người. Vật chất, thân xác bị coi như những chướng ngại vật cản người ta hướng thượng, vươn tới tinh thần, tới đời sống bằng tâm trí. Do đó, Giáo dục, Tu trì nhằm tiêu diệt vật chất, thân xác, hay ít ra cũng phải kìm hãm trừng phạt nó, chứ không thể thả lỏng mặc nó tung hoành…”.
Mời bạn đón đọc.