Theo nhận định của chính Dostoevsky thì phần lớn các chi tiết tự sự trong “Bút ký mùa đông về những ấn tượng mùa hạ” đều nhằm lý giải xem châu Âu đã tác động ra sao đến nước Nga bằng nền văn minh của mình và người Nga đã được khai hóa văn minh đến chừng nào. Dostoevsky chỉ trích nền văn minh châu Âu trong tác phẩm này rất mạnh mẽ. Ông chứng minh rằng niềm đam mê kiếm tiền làm giàu đã bao trùm tất cả các tầng lớp xã hội châu Âu.
Dostoevsky khẳng định rằng “tính cách của người phương Tây” (cả người lao động và tư sản) đều mất đi nguyên tắc tình huynh đệ, trong khi người dân Nga có một khao khát bản năng về cộng đồng, tình huynh đệ và hòa hợp.
Dostoevsky nhấn mạnh vào luận điểm: “Hãy yêu thương nhau, và tất thảy lẽ yêu thương ấy sẽ được ban cho bạn”. Dostoevsky tin chắc việc thực hiện giao ước phúc âm này có thể bảo đảm thành sự được hạnh phúc phổ quát hơn là mọi lý lẽ của lý tính trừu tượng. Những gì ông thấy ở châu Âu vốn rất mộ đạo lại không đáp ứng kỳ vọng nhân văn như thế nơi ông.
Dostoevsky da diết với luận đề: “…lẽ cần yếu là tôi hy sinh bản thân mình hoàn toàn, triệt để, không chút nghĩ ngợi đến lợi nhuận, tuyệt nhiên không thao thức gì về việc tôi sẽ cống hiến hết thảy con người mình cho xã hội và vì lẽ đó mà xã hội sẽ cống hiến trả lại cho tôi mọi lẽ hệt như thế. Bạn cần phải hy sinh theo phương cách để cho đi tất cả mọi thứ và thậm chí ước rằng không có gì được trả lại cho bạn vì điều ấy…”
Mời bạn đón đọc.