Có không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất bày tỏ nỗi lo và ngay cả nổi bực dọc khi giá thành sản phẩm đang gia tăng do lạm phát và giá xăng dầu “đi hoả tiễn”. Hơn nữa, thị trường địa ốc và chứng khoán đều tụt giảm nhanh chóng. Tín dụng ngân hàng lại thắt chặt, ngoại hối lấy ra lấy vào đều khó khăn. Tuy nghiên, nhiều anh em,dù vẫn buồn và ngao ngán với những khó khăn trước mắt nhưng đã thấy le lói hy vọng và sôi nổi bàn đến chuyện phải có giải pháp từ chính mình, chứ không phải “bó tay chấm con”! Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng trong lúc nguy khốn này càng phải nhớ lại và phải “dậm nền” những bài học vở lòng như Tiết kiệm chi tiêu, chú trọng năng suất và hiệu quả, Lương thưởng xứng đáng để giữ chân người tài, săn sóc khách hàng nhiều hơn nữa…
Trong những ngày này, chúng ta đang chứng kiến thế giới và cả Việt Nam đều có nhu cầu không chỉ hiểu biết mà còn phải đối chiếu, tranh luận, phải động não một cách dữ dội và hối hả đề tìm kiếm giải pháp thay đổi cục diện kinh tế hiểm nghèo hiện tại. Đó là một cuộc bươn trải tự nhiên và tự thân với đầy đủ ý nghĩa mộc mạc và quyết liệt trong cuộc sống kinh tế không bao giờ phẳng lặng, trong những thời điểm sinh tồn mà một doanh nghiệp, một quốc gia và nói rộng ra là cả thế giới rộng lớn phải trải qua.
Giờ đây tình hình kinh tế thế giới càng rõ là Economy Turbulence. Chúng ta đang bay qua vùng xáo trộn, không có cách gì khác, phải bình tĩnh thắt dây an toàn và nghĩ đến những việc cần làm chuẩn bị cho lúc trời quang mây tạnh. Cũng chính vì thế, quyền sách Bươn trải trong khủng hoảng là doanh nhân, một đĩa mềm thông tin về những bài học xương máu, những kinh nghiệm nóng hổi chống đỡ khó khăn khi bước vào một năm mới nhiều giông tố. Bươn chải trong khủng hoảng ghi nhận phong phú những thông tin, kinh nghiệm mới nhất về cuộc chòi đạp của doanh nhân cũng như toàn xã hội trong thời kỳ đại suy thoái toàn cầu.
– “Khủng hoảng tài chính hiện nay bắt nguồn từ sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro cũng như che giấu sự trượt giá của những giá trị tài sản thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi mà khi người ta bắt đầu cảm nhận mùi vị của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính thì khi đó các khoản lỗ xuất hiện, thị trường xuống dốc và “cả làng” đều mất” – Joseph Stiglitz, Nobel kinh tế, 16/9/2008
– “Bạn có thể chưa nhận ra, nhưng các thông tin kinh tế mỗi lúc một xấu hơn. Tuy vậy, dù xấu đến mấy, Tôi cũng không nghĩ có một Đại Khủng Hoảng xảy ra như trong những năm 1930… không thể có thay đổi lớn trong chính sách cho đến khi tất cả đã hiện lên trên bản đồ một cách rõ ràng, nhưng trong điều kiện hiện tại, cảnh giác quá mức lại là liều lĩnh, bởi vì những thay đổi kinh khủng theo chiều hướng xấu hơn đang diễn ra, do đó bất cứ hành động chậm trễ nào cũng có thể là nguy cơ cho một thảm hoạ kinh tế. Chính sách “giải cứu” kinh tế cần hoạch định chu đáo; nhưng thời gian là yếu tố cấp bách hơn cả” – Paul Drugman, Nobel kinh tế, ngày 14/11/2008
– “Trong khó khăn phải cut cost. Nhưng đừng cắt ngân sách cho marketing. Hãy theo dõi thị trường để đáp ứng ngay nhu cầu của nó. Nếu kinh tế không có cơ may hồi phục nhanh chóng, hãy mau lẹ chuyển sang một hướng khác, đừng ngại đóng cửa một business cũ, mở ra một business mới có tiềm năng hơn” – Bob seiwert (The American Bankers Assosiation), tháng 11/2008.
Mục lục:
Thay lời nói đầu
Chương 1: Thuyền lên, nước lên – bươn chải mới bắt đầu
Xin đừng hoảng loạn!
Doanh nghiệp “ăn theo” càng phải nhanh nhạy
Mất khách hàng cũ, tìm khách hàng mới
Sáu câu chuyện cái khó, ló cái khôn
Chi thêm tiền để củng cố “nội lực”
Cắt giảm chi phí: vẫn còn nhiều cách
Đến kinh đô thời trang cũng phải giảm giá
Phát hiện “gót chân Asin” của đàn anh
Quy mô nhỏ vẫn thắng lớn
Đục nước , “cò” nào béo?
Đại gia Google cho thuê một phần business
Doanh nghiệp VIệt Nam “xoay sở”bốn hướng
Đại gia càng phải biến nhanh
Chương 2: Kinh nghiệm vượt bão cho thuyền trưởng
Đối phó khủng khoảng bên ngoài, đừng quên khủng hoảng bên trong
Ứng xử tài chính trong thời khủng hoảng
Mười lời khuyên từ Hiệp hội Ngân hàng Mỹ
Mười kỹ năng “sống chung với lũ”
Mười bí quyết giữ tiền mặt và vốn lưu động
Tăng giá trong khủng hoảng
SME Hàn Quốc: gặp khó, không chịu bó tay
Kinh nghiệm chuyển bại thành thắng tại Hồng Kông
Tám lời khuyên từ xứ “sương mù”
Chương 3: Nhìn lại khủng hoảng và dự báo
Chờ xem thế giới “hậu bài bạc”
Kích cầu và “cứu trợ”
Năm đặc điểm “dị thường” của lạm phát thời kỳ thế giớ phẳng
Vì sao bong bóng vỡ và náo loạn phố Wall?
Nỗ lực liên chính phủ
Mời bạn đón đọc.
Khi làm sách, tôi nhớ đến câu nói của Luật sư Mỹ Sesto Vecchi tại Bàn tròn tháng 9: Tình hình kinh tế hiện giờ có thể gọi là đang lúc xáo trộn (Economy Turbulence)! Tuy nhiên hãy bình tĩnh, kinh tế vốn dĩ có chu kỳ lên chu kỳ xuống. Đừng than vãn, hãy tin tưởng vẫn có thời điểm tươi sáng.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn