Đa số chúng ta ngày nay hầu như không còn biết bố thí, cúng đường một cách trong sạch và lợi ích nữa! Bố thí là bố thí chứ có gì mà trong sạch với không trong sạch? Nói như vậy không phải là Phật tử! Nếu không phải Phật tử thì muốn nói sao cũng được, nhưng nếu là con Phật thì cần phải học đạo, hiểu đến nơi đến chốn. Có nhiều người trong chúng ta thường hãnh diện nói rằng: Tôi tu lâu, ăn chay trường, tụng kinh mấy chục năm rồi, biết Hòa Thượng này Hòa Thượng nọ từ lúc nào các vị ấy mới tu, chùa này là do tôi giúp từ lúc mới lập… và đa số đều là Bồ Tát tại gia (tức thọ Bồ Tát giới). Thọ Bồ tát đạo thì gồm có Lục độ (Ba La Mật). Trong đó thì Bố thí đứng đầu. Bồ tát mà không biết bố thí thì đó là không phải Bồ Tát. Vậy Bố thí là gì? Có mấy loại Bố thí? Phải Bố thí những gì? Bố thí làm sao, khi nào…?
Trước khi đi vào giải đáp xin đọc giả phá bỏ thành kiến sai lầm xưa nay, cho rằng Bố thí là đem tiền cúng chùa, cúng Thầy; đó chỉ là một hình thức nhỏ của sự Bố thí. Không những Phật tử tại gia hiểu lầm mà ngay cả giới xuất gia cũng lơ là hay cố ý chỉ muốn dạy cho Phật tử sự Bố thí đó mà thôi, nên luôn luôn kêu gọi Phật tử phát tâm Bồ Tát (phát tài) cúng chùa, cúng Phật… Riết rồi Phật tử không dám đến chùa nữa, vì sợ đến thì phải cúng, nếu không cúng thì sợ tội, nên hay hơn hết là ở nhà cho xong. Đó là nói người biết sợ tội phước, hoặc quá si mê, là những người hay đi rêu rao chùa này nhiều tiền, chùa kia ít tiền. Thầy này giàu, thầy kia nghèo… Nói cho sướng cái miệng mà đâu hay mình đang tạo khẩu nghiệp, đó là chưa kể đã phạm vào các giới trọng, giới khinh của Bồ Tát.
Mục lục:
Mở đầu
Phần I. Bồ Tát đạo
I. Bồ Tát đạo
Định nghĩa Bồ tát
II. Tầm quan trọng của phát nguyện và Bố thí là gì?
I. Bố thí là gì?
II. Vì sao phải bố thí
Bố thí có mấy loại?
I. Trên phương diện người trí
II. Trên phương diện vật thí
III. Trên phương diện người nhận hay
Bố thí Ba la mật
Phần II. Bố thí và Sáu Ba la mật
Bố thí và Sáu Ba la mật
I. Bố thí làm nền tảng cho Bố thí
II. Bố thí làm nền tảng cho trì giới
III. Bố thí làm nền tảng cho nhẫn nhục
IV. Bố thí làm nền tảng cho tinh tấn
V. Bố thí làm nền tảng cho thiền định
VI. Bố thí làm nền tảng cho trí tuệ
Những điều lầm lẫn về việc bố thí
Kết luận
Mời bạn đón đọc.