Xem sách hay

Bộ Sách Dạy Hội Họa Dành Cho Thiếu Nhi (Bộ 5 Cuốn)

Mua ở đâu?
Bùi Hồng Hạnh
Hoàng Thị Quỳnh

Nói tới nghệ thuật dân gian Việt Nam, không thể không nhắc tới tranh Đồng Hồ. Tớ đã từng rất tò mò không biết người Việt chúng mình sáng tạo ra tranh Đông Hồ như thế nào. Vì thế, hai mẹ con tớ quyết dành nhiều thời gian để đi tìm hiểu. Mẹ đã tìm những bức tranh nổi tiếng nhất mà ai cũng đều biết như “Đám cưới chuột”, “Lợn ăn cây ráy”, “Mục đồng thổi sáo”, “Phú quý”… toàn những bức tranh đẹp, để phân tích chi tiết cho tớ. Thực ra nếu không nhờ mẹ có lẽ tớ chẳng thể hiểu thông điệp mà mỗi bức tranh truyền tải là gì đâu. Mẹ còn cùng tớ tô màu chi tiết từng bức tranh, rồi tô bức tranh to đùng đoàng ra nữa, cắt cắt và dán dán lên tường. Thú vị lắm cậu à. Chưa hết nhé, hai mẹ con còn “tí toáy” cả ngày để in thử tranh Đông Hồ nữa. Sản phẩm cuối cùng cũng khá ấn tượng đấy. Mẹ bảo, cách để nhớ lâu nhất là thực hành. Qủa là không sai, khi mà tớ được bắt tay làm cùng công đoạn với mẹ và hiểu được chút ít về tranh Đông Hồ rồi. Tớ ghi chép hết trong SẮC MÀU TRANH ĐÔNG HỒ nên cậu thử đọc và thực hành như tớ nhé! Biết đâu cậu sẽ thấy nghệ thuật dân gian nước mình thật “vi diệu”.

Những yếu tố trong hội họa:

Các cậu có biết không? Hội họa rất tốt cho sự phát triển trí thông minh, sáng tạo, tính nghệ thuật của chúng mình. Ngay từ khi còn bé tí, cậu đã có thể vẽ lại thế giới xung quanh mình hay tô màu lên những bức tranh có sẵn. Nhưng để một bức tranh trở nên thật hoàn hảo thì cậu cần phải nắm rõ những Yếu tố cơ bản trong hội hoạ đó.

Cậu đã nắm rõ được các yếu tố cơ bản trong hội chưa?

Rất đơn giản, cậu sẽ phải hiểu về Đường nét là gì, có bao nhiêu loại Hình phẳng và Hình khối tồn tại, Màu sắc nóng và Màu sắc lạnh khác nhau ra sao, lại còn cả chất Chất liệu và Ánh sáng nữa đó. Vô vàn điều cậu cần học về hội hoạ và tất cả đã được tớ ghi chép vô cùng cẩn thận trong cuốn NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG HỘI HỌA rồi. Cậu chỉ cần mở sách ra và khám phá thôi.

Trong cuốn sách sẽ có cả những bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng để cậu có thể nhìn vào và thực hành hết tất cả những kiến thức về hội hoạ đó. Đừng chờ đợi nữa hãy cùng tớ khám phá về thế giới mỹ thuật trong cuốn NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG HỘI HỌA nhé!

Nghệ thuật vòng quanh thế giới:

Lượn một vòng quanh thế giới, mẹ con tớ phát hiện ra có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng trên thế giới. Nào là Leonardo da Vinci, Johannes Vermeer, Gustave Klimt, Henri Matisse, Edvard Munch và Katsushika Hokusai. Mỗi họa sĩ lại có hẳn một kiệt tác để đời. Mẹ và tớ tập hợp một loạt những kiệt tác đó rồi phân tích chi tiết, tô màu chi tiết, tô màu tổng thể bức tranh, cắt cắt, dán dán lên tường. Quả đúng là thời gian vui vẻ! Tớ cũng ghi hết tất cả những trải nghiệm đó vào cuốn NGHỆ THUẬT VÒNG QUANH THẾ GIỚI rùi. Cậu chỉ cần mở ra và đọc thôi là hiểu hết những điều tớ chia sẻ ở trên.

Sáng tạo cùng Picasso:

Picasso cũng là một họa sĩ vô cùng nổi tiếng. Tớ cũng chưa biết làm thế nào để trở thành một họa sĩ nổi tiếng như vậy. Nhưng mẹ đã giúp tớ. Hai mẹ con tớ đã tập hợp lại rất nhiều kiệt tác của Picasso. Nào là “Giấc mơ”, nào là “Người phụ nữ đang ngồi”, nào là “Chân dung người phụ nữ đội mũ”… Rồi hai mẹ con cùng phân tích rất nhiều chi tiết trong bức tranh, cùng chọn màu để tô những chi tiết ấy, sau đó mẹ cũng tô toàn bộ bức tranh cùng tớ, rồi dán lên góc học tập nhỏ xinh. Mẹ bảo đôi tay muốn vẽ tốt thì phải thật khéo léo. Thế là hai mẹ còn làm mặt nạ, cắt giấy… đủ trò luôn. Qua thời gian, giờ tay tớ có mềm hơn đôi chút, cầm bút vẽ và tô màu cũng điêu luyện hơn trước nhưng mà tớ nghĩ tớ cần phải luyện tập nhiều hơn. Tớ đã ghi chép tất cả các bài học tớ đã cùng làm với mẹ trong cuốn sách này. Tớ chia sẻ với các cậu nhé! Hãy SÁNG TẠO CÙNG PICASSO nào.

Nét vẽ mạnh mẽ như Van Gogh:

Tớ hâm mộ Van Gogh, các cậu thì sao? Tớ luôn ước có thể “cảm” thế giới quanh mình như Van Gogh. Tớ thích cái cảm giác trằn trọc mỗi lúc “thưởng thức” một bức tranh của Van Gogh. Nào là “Đêm đầy sao”, nào là “Nghỉ trưa”, nào là “Hoa hướng dương”, nào là “Phòng ngủ ở Arles”, nào là “Cà phê vỉa hè trong đêm”, nào là “Cánh đồng lúa mì và lũ quạ”… với tớ mà nói tất cả đều là kiệt tác. Màu sắc và hình dáng của chúng bao trùm lấy tâm trí tớ. Tớ cứ miên man nghĩ không hiểu bằng phép thuật thần kỳ nào mà Van Gogh có thể vẽ được như thế. Tớ nhớ mình đã ngồi trước những kiệt tác ấy hàng giờ chỉ để hỏi mẹ: “Làm thế nào con vẽ được tác phẩm như Van Gogh hả mẹ?” Mẹ tớ cũng tìm cách giúp tớ đấy và giờ tớ vẫn đang kiên trì với ước mơ của mình. Tớ tập tìm hiểu từng bức tranh của Van Gogh có ý nghĩa sâu xa gì, thông điệp của Van Gogh muốn truyền tải qua bức tranh là gì? Nhờ mẹ gợi ý mà tớ có thể dùng chiêu phân tích chi tiết trong bức tranh để tập tô từng chi tiết ấy. Thế rồi, mẹ để trống hẳn một bức tranh chưa tô màu để tớ nhớ lại những gì mình đã tô phía trước. Qủa là cách nhớ bài bá đạo. Chưa hết, để đôi tay khéo léo lên, mẹ cũng nghĩ ra rất nhiều trò handmade làm cùng tớ nữa. Tớ ghi chép tất tần tật những điều này trong cuốn sách Nét vẽ mạnh như Van Gogh nè nè… Các cậu thử đọc rồi cho tớ chút ý kiến xem sao.

 
Mua ở đâu?