Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, quy định các tiêu chuẩn, nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất; vì vậy pháp luật lao động có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm điều chỉnh các quan hệ về lao động và việc làm bằng các văn bản quy phạm pháp luật.
Trước hết, phải nói tới Bộ Luật Lao động đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kỳ hợp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ luật Lao động đã liên tục được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và năm 2007.
Đi đôi với việc sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, Quốc hội cũng đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật dạy nghề, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế…
Chính phủ và các Bộ, ngành cũng liên tiếp ban hành các Nghị định, Thông tư Quyết định mới hướng dẫn thực hiện các quy định trong Bộ luật lao động sửa đổi về việc làm, hợp đồng lao động, người lao động Việt Nam đi làm vệc ở nước ngoài theo hợp đồng; dạy nghề; khiếu nại, tố cáo, xử phạt hành chính vi phạm pháp luật lao động, xử lý kỷ luật; an toàn lao động; vệ sinh lao động; bệnh nghề nghiệp, khám sức khỏe; lao động là người tàn tật; người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; công đoàn và quy chế thực hiện dân chủ; tranh chấp lao động, đình công, đình công, hòa giải, trọng tài lao động; quản lý nhà nước về lao động; tiền lương và các chế độ, chính sách đối với lao động; chế độ về lương hưu, trợ cấp xã hội; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ….
Nội dung
Phần thứ nhất : Mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp háng tháng đối với cán bộ xã hội đã nghĩ việc.
Phần thứ hai: Quy định mới về Bộ Luật Lao động
Phần thứ ba: Quy định mới về cán bộ, công chức
Phần thứ tư: Quy định mới về lương hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mời bạn đón đọc.