Biến Động Kinh Tế Đông Á Và Con Đường Công Nghiệp Hoá Việt Nam Mục lục: Phần 1: Biến động kinh tế Đông Á và vị trí của Việt Nam Chương 1: Kinh tế Việt Nam trong tầm nhìn đối chiếu với các nước Đông Á Chương 3: Thách thức của kinh tế Trung Quốc Chương 4: Triển vọng về cộng đồng kinh tế Đông Á Chương 5: Thách thức AFTA và công nghiệp Việt Nam Chương 6: Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN Phần 2: Chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam Chương 7: Phát triển trong công bằng trong thời đại toàn cầu hoá: Một cách tiếp cận mới về công nghệ thông tin và kinh tế tri thức Chương 8: Phương hướng chiến lược nào cho Việt Nam? Chương 9: Cần chuyển hướng chiến lược: Trường hợp công nghiệp điện, điện tử gia dụng Chương 10: Phát triển công nghiệp phụ trợ: Mũi đột phá chiến lược Chương 11: Nội lực và ngoại lực trong quá trình công nghiệp hoá Chương 13: Thời cơ mới từ Nhật Bản Chương 14: Chiến lược công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam Chương 15: Chiến lược khám phá và tiếp cận thị trường Chương 16: Công nghiệp hoá và tinh thần doanh nghiệp
Đông Á là khu vực năng động nhất trên địa cầu hiện nay. Làn sóng công nghiệp đang chuyển động mạnh tại vùng này. Vị trí của Việt Nam ở đâu trên bản đồ công nghiệp Đông Á? Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc tác động như thế nào đến Việt Nam? AFTA. Hiệp định tự do thương mại (FTA) và trào lưu hướng đến Cộng đồng Đông Á có ý nghĩa như thes nào đối với Việt Nam?
Cuốn sách này trả lời các câu hỏi trên và tập trung phân tích hầu hết các vấn đề liên quan đến công nghiệp hoá, đề khởi các chiến lược, chính sách, biên pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam để đối phó hữu hiệu với các thách thức và tận dụng các cơ hội phát triển ở vùng Đông Á. Công nghiệp hoá vcà công bằng xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và thời đại công nghệ thông tin, lợi thế so sánh động, công nghiệp phụ trợ, nội lực và ngoại lực, liên kết hàng dọc và hàng ngang giữa doanh nghiệp trong nước với các công ty đa quốc gia, chiến lược khám phá và tiếp cận thj trường, tinh thần doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh,…, là những chủ đề được bàn đến trong tầm nhìn về con đường công nghiệp hoá Việt Nam.
Những chủ đề trong cuốn sách này được tác giả suy nghĩ, nghiên cứu và có nhiều dịp phát biểu trong bốn, năm năm qua. Cuốn sách được xây dựng trên các khung mẫu phân tích của kinh tế học, nhất là kinh tế phát triển và kinh tế quốc tế, và gia công, phân tích nhiều loại thống kê về thương mại, về công nghiệp và các chỉ tiêu vĩ mô.
Năm 2005 là năm kỷ niệm nhiều mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam. Kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại cũng là dịp nhìn lại quá trình phát triển của đất nước trong thời gian qua; khảo sát, đánh giá sức lực, vị trí của kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, và vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách để đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu là đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hoá của Việt Nam đang mở ra trong một bối cảnh khu vực và quốc tế như thế nào? Để thành công trên con đường này Việt Nam cần một chiến lược như thế nào? Những biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược đó là gì?
Lời nói đầu
Tổng luận
Chương 2: Làn sóng công nghiệp Đông Á đầu thế kỷ XXI