Trong thế giới thực, sự bóc lột vẫn tồn tại, có mộtkhoảng cách rất lớn và bất công giữa người giàu và kẻ nghèo. Câu hỏi đặt ra là,từ quan điểm của một Phật tử, chúng ta nên giải quyết sự bất bình đẳng và bấtcông xã hội này như thế nào. Liệu có phải chúng ta không đúng là một Phật tửkhi cảm thấy tức giận và phẫn nộ trước những tình huống như vậy?
Đây là một câu hỏi thú vị. Đầu tiên hãy xem xét vấnđề từ quan điểm thế tục – góc nhìn của giáo dục. Chúng ta dạy gì về cơn giận?
Tôi thường nói chúng ta nên có nhiều cuộc thảo luậnvà nghiên cứu nghiêm túc hơn về việc liệu thứ gọi là hệ thống giáo dục hiện đạicó đủ mạnh để gây dựng một xã hội lành mạnh hơn hay không.
Một số các nhà khoa học Mỹ mà tôi biết rất quan tâmđến những vấn đề xã hội. Nhiều năm liền, chúng tôi thảo luận về giá trị củalòng từ bi, và một vài trong số họ đã tiến hành thử nghiệm với những sinh viênđại học.
Họ cho các sinh viên thực hành thiền chú tâm (chánhniệm), và sau hai hoặc ba tuần, các nhà khoa học đã đánh giá những thay đổi diễnra trong các môn học của sinh viên. Báo cáo cho thấy sau giai đoạn thực hànhthiền, các sinh viên trở nên điềm tĩnh hơn, trí tuệ sắc bén hơn, ít căng thẳnghơn, và ghi nhớ tốt hơn.
Đại học British Columbia ở Canada đã thiết lập một tổchức mới chuyên thực hiện nghiên cứu về cách thức những sinh viên có thể tu dưỡnglòng tốt và sự nhiệt thành trong bối cảnh hệ thống giáo dục hiện đại. Có ít nhấtbốn hoặc năm trường đại học ở Mỹ thừa nhận rằng giáo dục hiện đại đang còn thiếunhững giá trị này.
Cuối cùng, người ta đang thực hiện nghiên cứu để giảiquyết vấn đề này và đề xuất những giải pháp cải thiện hệ thống.
Nếu không có một phong trào toàn cầu nhằm cải thiệngiáo dục và quan tâm hơn đến những giá trị đạo đức thì công việc này sẽ mất rấtnhiều thời gian và cũng rất khó khăn.
Tất nhiên, ở Nga và Trung Quốc cũng tồn tại những hiểmhọa tương tự, Ấn Độ cũng vậy. Ấn Độ có thể khá hơn một chút vì vẫn lưu giữ đượcdi sản của những giá trị tinh thần truyền thống.
Nhật Bản là một quốc gia hiện đại hóa và vì vậy đã bịTây hóa, thế nên các vấn đề của phương Tây cũng đang diễn ra tại đây. Khi họ ápdụng hệ thống giáo dục hiện đại thì những giá trị gia đình và giá trị truyền thốngbị mai một. Ở phương Tây, sức mạnh của Giáo hội Công giáo cũng như sự tương trợcủa họ dành cho gia đình đang bị suy giảm, khiến xã hội phải gánh chịu hệ quả.Nhật Bản cũng vậy, sức ảnh hưởng của các tổ chức tôn giáo đang dần bị mờ nhạtvà cùng với đó là khủng hoảng trong các gia đình.
Giờ chúng ta hãy nói về vai trò của những người cótôn giáo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tất cả các tổ chức tôn giáocó chung những giá trị cơ bản – lòng từ ái, tình yêu thương, sự tha thứ, lòngkhoan dung. Họ thể hiện và tu dưỡng những giá trị này theo nhiều cách khácnhau. Những tôn giáo chấp nhận sự tồn tại của một vị Chúa hay Thượng đế cũng cócách tiếp cận khác so với những tôn giáo không chấp nhận sự tồn tại đó, như Phậtgiáo chẳng hạn. Giáo hoàng hiện tại là một nhà thần học tài giỏi, và dù là mộtnhà lãnh đạo tôn giáo thì ông cũng nhấn mạnh về sự tồn tại song song của đứctin và lý trí.
Tôn giáo nếu chỉ dựa trên đức tin thì có thể bị hiểunhư chủ nghĩa thần bí, nhưng lý trí mang lại cho đức tin một nền tảng và giúpnó liên quan với đời sống.
Theo quan điểm Phật giáo thì đức tin và lý trí luônluôn song hành. Thiếu vắng lý trí, đó chỉ là một đức tin mù quáng, điều mà ĐứcPhật đã bác bỏ. Đức tin của chúng ta cần phải dựa trên giáo huấn của nhà Phật.
Trước tiên Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, nền tảng củatất cả giáo lý Phật giáo, theo đó thì luật nhân quả chi phối mọi thứ. Đức Phậtbác bỏ ý kiến cho rằng tồn tại một Đấng sáng tạo ra vạn vật. Đạo Phật bắt đầu vớihiểu biết logic rằng tất cả hạnh phúc và khổ đau đều bắt nguồn từ những nguyênnhân cụ thể. Vì vậy, ngay từ đầu đạo Phật đã rất lý trí, đặc biệt là các trườngphái Phật giáo theo truyền thống tiếng Phạn, bao gồm cả Phật giáo Nhật Bản, tứclà truyền thống Phật giáo tiếp nối truyền thống Đại học Nalanda vĩ đại từ Ấn Độcổ xưa.
Mời bạn đón đọc!