- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Vào tháng 7/2004, Barack Obama đã khuấy động Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ với bài phát biểu hướng đến đối tượng là mọi người dân Mỹ thuộc mọi nhóm chính trị trên cả nước. Đặc biệt có một cụm từ đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong tâm trí người nghe, nhắc nhở mỗi chúng ta rằng mặc dù trong lịch sử chúng ta không thiếu những bất đồng và tranh chấp, nhưng chúng ta vẫn luôn giữ được thái độ lạc quan bất biến về tương lai. Thượng nghị sỹ Obama gọi đó là tinh thần “táo bạo dám hy vọng”.
Trong cuốn “Hy vọng táo bạo” này, Thượng nghị sỹ Obama kêu gọi xây dựng một nền chính trị kiểu mới – dành cho những người đã mệt mỏi với những thoả hiệp khó khăn giữa hai đảng, chán chường trước những “cuộc giao tranh bất tận giữa các lực lượng” trong Quốc hội cũng như trên đường tranh cử. Nền chính trị đó dựa trên niềm tin và tinh thần cao thượng của “những thử nghiệm khó tin với nền dân chủ”. Tác giả đã phân tích kỹ những khó khăn có thể làm chùn bước những chính trị gia quyết tâm nhất – từ nỗi sợ thất bại, nhu cầu gây quỹ thường xuyên đến quyền lực của báo chí. Với lối viết hết sức thân mật và tự giễu cợt một cách hài hước, ông còn nhắc đến cuộc sống của một thượng nghị sỹ – làm thế nào để cân bằng giữa yêu cầu của công việc phục vụ toàn xã hội với đời sống gia đình, cũng như lòng tin tín ngưỡng sâu sắc của riêng ông.
Nội dung chính của cuốn sách là cách nhìn của Thượng nghị sỹ Obama về việc nước Mỹ phải làm gì để vượt qua sự chia rẽ, cùng nhau giải quyết những khó khăn của đất nước. Ông xem xét tình thế kinh tế bấp bênh của các gia đình, tình trạng căng thẳng do sắc tộc và tôn giáo trong chính trị và mối đe doạ xuất phát ở bên ngoài đất nước – từ chủ nghĩa khủng bố đến dịch bệnh toàn cầu.
Ông quan tâm tới vai trò của tín ngưỡng trong nền dân chủ Mỹ – khi nào tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng sống còn và khi nào chúng ta phải đặt nó sang một bên. Ẩn dưới những câu chuyện về giai đình, đồng nghiệp ở thượng viện và thậm chí cả về Tổng thống đương nhiệm chính là cuộc hành trình không mệt mỏi tìm kiếm mối liên hệ giữa chúng ta: nền tảng cho sự đồng thuận chính trị tuyệt đối trong tương lai.
Là một thượng nghị sỹ đồng thời là luật sư, giảng viên và cũng là một người cha, là một tín đồ Thiên chúa giáo nhưng cũng là người theo chủ nghĩa hoài nghi, và hơn hết, là người nghiên cứu lịch sử và bản chất con người, Thượng nghị sỹ Obama đã viết ra một cuốn sách có sức mạnh lay động lòng người. Theo ông, chỉ khi quay lại với những nguyên tắc khai sinh ra Hiến pháp, người Mỹ mới có thể thay đổi quy trình chính trị đổ vỡ hiện nay và phục hồi lại phương thức làm việc của chính phủ vốn đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hàng triệu người dân bình thường. Những người dân đó đang ở ngoài kia, như ông viết, “chờ Đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ hiểu được mong muốn của mình”.
Barack Obama là thượng nghị sỹ mới của bang Illinois tại Thượng viện liên bang và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Giấc mơ từ cha tôi” của báo New York Times. Hiện ông đang sống tại Chicago cùng vợ, Michelle, và hai con gái, Sasha và Malia.
– “Barack Obama là một trong những chính trị gia hiếm hoi có thể viết về bản thân một cách xúc động và chân thành Ông đã nỗ lực trên từng trang sách để truyền đạt cho người đọc những suy nghĩ của mình theo cách đơn giản nhất, đồng thời lại diễn đạt bằng giọng văn điềm tĩnh và khách quan. Bản thân điều đó đã là bất thường, không chỉ trong giai đoạn trước bầu cử phức tạp này mà còn trong cả thời đại ngày càng phân cực hiện nay” – Michico Kakutani, báo New York Times
– “Ông là một trong những người viết hay nhất trong giới chính trị hiện tại” – Jonathan Alter, Newsweek.com
– “Obama có một tài năng hiếm khi xuất hiện trong lịch sử chính trị Mỹ, đó là kết hợp giữa ngôn ngữ hùng hồn về thiện và ác với những ý tưởng chính sách thực tế trong thời kỳ suy thoái, chán nản hiện nay, khả năng đưa ra những giải pháp đầy tính nhân văn và thự tế thông qua những câu từ mạnh mẽ, tao nhã của ông thực sự đem lại niềm hy vọng cho người đọc” – Michael Kazin, báo Washington Post
– “Cuốn Hy vọng táo bạo đem lại cho độc giả – cũng như cử tri trên toàn nước mỹ – cái nhìn lạc quan về tương lai của đất nước, đây cũng là cuốn tự truyện chính trị về những giá trị quan trọng nhất đối với tác giả, đồng thời cho thấy bức tranh toàn cảnh về những gì ông sẽ làm để giải quyết những khó khăn hàng đầu hiện nay” – Mike Dorning, báo Chicago Tribune
– “Trong bối cảnh phân chia phe phái hiện tại, rất ít người có thể nói đến từ “hy vọng” trong chính trị mà không bị coi là giải dối. Obama là người như thế, và ông đã chứng minh được điều đó thông qua cách diễn đạt mới mẻ, nhiệt thành, nhờ đó bớt đi phần nào sự xấu xa tồi tệ trong cuộc tranh cãi chính trị ngày nay. Obama nhắc chúng ta rằng cách phân chia theo lá phiếu, được cho là để xác định sự cách biệt lớn về tư tưởng giữa người dân Mỹ, không thể giải quyết được khó khăn chung cũng như không thể chỉ ra được điểm gặp gỡ của tất cả trái tim người Mỹ chúng ta” – John Baizar, báo Los Angeles Times.
Mục lục:
Chương mở đầu
Chương 1: Đảng cộng hoà và đảng Dân chủ
Chương 2: Giá trị
Chương 3: Hiến pháp
Chương 4: Chính trị
Chương 5: Cơ hội
Chương 6: Niềm tin
Chương 7: Chủng tộc
Chương 8: Thế giới ngoài kia
Chương 9: Gia đình
Lời kết
Lời cảm ơn.
Mời bạn đón đọc.
Giấc mơ Mỹ của ông Obama
Cuốn "Hy vọng táo bạo" của Barack Obama vừa tạo cơn sốt ở nước Mỹ thì đầu tháng 11 này đã được NXB Trẻ biên dịch và ấn hành.
Cuốn "Hy vọng táo bạo" của Barack Obama vừa tạo cơn sốt ở nước Mỹ thì đầu tháng 11 này đã được NXB Trẻ biên dịch và ấn hành.
Thông qua những suy nghĩ về việc tìm lại giấc mơ Mỹ, Obama kêu gọi xây dựng một nền chính trị kiểu mới cùng khả năng đưa ra những giải pháp đầy tính nhân văn và thực tế trong thời kỳ suy thoái, chán nản hiện nay và hướng cái nhìn lạc quan về tương lai nước Mỹ. Nền chính trị đó dựa trên niềm tin và tinh thần cao thượng của "những thử nghiệm khó tin với nền dân chủ".
Tờ "Los Angeles Times" nhận định: "Trong bối cảnh phân chia phe phái hiện tại, rất ít người có thể nói đến từ hy vọng trong chính trị mà không bị coi là giả dối. Obama đã chứng minh được điều đó thông qua cách diễn đạt mới mẻ, nhiệt thành, nhờ đó bớt đi phần nào sự xấu xa tồi tệ trong cuộc tranh cãi chính trị ngày nay".
Tác giả đã phân tích kỹ những khó khăn có thể làm chùn bước những chính trị gia quyết tâm nhất – từ nỗi sợ thất bại, nhu cầu gây quỹ thường xuyên đến quyền lực của báo chí. Với lối viết thân mật và tự giễu cợt hài hước, ông còn nhắc đến cuộc sống của một thượng nghị sĩ – làm thế nào để cân bằng giữa yêu cầu của công việc phục vụ toàn xã hội với đời sống gia đình, cũng như tín ngưỡng của riêng ông. Nội dung chính của cuốn sách là cách nhìn của Thượng nghị sĩ Obama về việc nước Mỹ phải làm gì để vượt qua sự chia rẽ, cùng nhau giải quyết những khó khăn của đất nước.
Ông xem xét tình thế kinh tế bấp bênh của các gia đình, tình trạng căng thẳng do sắc tộc và tôn giáo trong chính trị và mối đe dọa xuất phát ở bên ngoài đất nước – từ chủ nghĩa khủng bố đến dịch bệnh toàn cầu. Ông quan tâm tới vai trò của tín ngưỡng trong nền dân chủ Mỹ – khi nào tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng sống còn và khi nào người ta phải đặt nó sang một bên. Ẩn dưới những câu chuyện về gia đình, đồng nghiệp ở thượng viện và thậm chí cả về tổng thống đương nhiệm (G.Bush) chính là cuộc hành trình không mệt mỏi tìm kiếm mối liên hệ làm nền tảng cho sự đồng thuận chính trị tuyệt đối trong tương lai.
Là một thượng nghị sĩ đồng thời là luật sư, giảng viên đại học và cũng là một tín đồ Thiên chúa giáo, nhưng hơn hết, là người nghiên cứu lịch sử và bản chất con người, ông Obama đã viết một cuốn sách có sức mạnh lay động lòng người. Nhiều tờ báo Mỹ đánh giá, ông là một trong những nhà chính trị hiếm hoi có thể viết về bản thân một cách xúc động và chân thành, với ngôn ngữ hùng hồn về thiện và ác với những ý tưởng, chính sách thực tế.
Theo ông, chỉ khi quay lại với những nguyên tắc khai sinh ra Hiến pháp, người Mỹ mới có thể thay đổi quy trình chính trị đổ vỡ hiện nay và phục hồi lại phương thức làm việc của chính phủ vốn đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hàng triệu người dân bình thường. Những người dân đó đang ở ngoài kia, như ông viết, "chờ Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ hiểu được mong muốn của mình".
Barack Obama là người da màu đầu tiên trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất "Giấc mơ từ cha tôi" của báo New York Times.
M.T tổng hợp
(Nguồn: Báo Lao Động)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hy vọng táo bạo
Trong khi tại Mỹ, tổng thống mới đắc cử Barack Obama vừa đánh dấu tên tuổi mình vào lịch sử nước Mỹ thì tại Việt Nam, cuốn sách Hy vọng táo bạo của ông cũng vừa được ấn hành (sẽ chính thức ra mắt vào ngày 11-11). Tác phẩm thể hiện sự táo bạo của Barack Obama trong cách nhìn nhận những vấn đề của nước Mỹ
Trong khi tại Mỹ, tổng thống mới đắc cử Barack Obama vừa đánh dấu tên tuổi mình vào lịch sử nước Mỹ thì tại Việt Nam, cuốn sách Hy vọng táo bạo của ông cũng vừa được ấn hành (sẽ chính thức ra mắt vào ngày 11-11). Tác phẩm thể hiện sự táo bạo của Barack Obama trong cách nhìn nhận những vấn đề của nước Mỹ
Hình ảnh một nước Mỹ khác: kinh tế gia đình bấp bênh; căng thẳng sắc tộc và tôn giáo; mâu thuẫn đảng phái trong chính trị; đứng trước mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và khủng hoảng năng lượng được thể hiện thẳng thắn và sinh động trong cuốn sách. Những vấn đề chính trị được tác giả lồng trong những câu chuyện hấp dẫn về gia đình, đồng nghiệp ở Thượng viện và cả tổng thống đương nhiệm. Sách do NXB Trẻ ấn hành.
H.Đ
(Nguồn: Báo Người Lao Động)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Barack Obama vị tổng thống của ‘Hy vọng táo bạo’
Với tầm nhìn của người đứng đầu Nhà Trắng tương lai, Barack Obama viết 'Hy vọng táo bạo' trước khi đắc cử. Không chỉ nêu suy nghĩ về các vấn đề điều hành đất nước, ông còn cho thấy mình là người nhân hậu và biết thấu cảm.
Với tầm nhìn của người đứng đầu Nhà Trắng tương lai, Barack Obama viết 'Hy vọng táo bạo' trước khi đắc cử. Không chỉ nêu suy nghĩ về các vấn đề điều hành đất nước, ông còn cho thấy mình là người nhân hậu và biết thấu cảm.
Ngay từ đầu tập sách, Barack Obama tự giễu mình và đặt ngay một vấn đề mà từ trước đến nay mọi người thường nhìn về các chính trị gia: Làm chính trị là một khát vọng thu giữ quyền lực của cá nhân, hay đó là khát vọng nắm quyền lực để có thể chủ động thực thi được nhiều điều có ích trong cộng đồng, xã hội và thế giới.
"Trông anh cũng khá đàng hoàng. Sao anh lại muốn nhảy vào một lĩnh vực bẩn thỉu và hiểm ác như chính trị?", một người đã hỏi Obama như thế trong quá trình ông tranh cử vào một ghế trống tại Nghị viện bang Illinois. Câu nói đã khiến Obama suy nghĩ, tự vấn và tự phân tích mục tiêu mà ông đang theo đuổi.
Chính vì không ngừng day dứt về sự va chạm giữa các lý tưởng, Obama bắt tay viết Hy vọng táo bạo, cuốn sách được hình thành trực tiếp từ những lần nói chuyện, gặp gỡ, tiếp xúc của ông với mọi tầng lớp người trên đường vận động tranh cử để trở thành thượng nghị sĩ Mỹ.
Trong một giai đoạn mà nền chính trị Mỹ tồn tại những con người khắc nghiệt và luôn căng thẳng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, Obama viết sách với góc nhìn và tâm thế của một vị lãnh đạo còn trẻ tuổi. Ngòi bút phóng khoáng và mạnh mẽ của ông chọc thẳng vào các vấn đề nhức nhối tồn tại trong chính trị Mỹ hiện nay. Ông nêu lên quan điểm cho rằng, nếu làm chính trị chỉ vì quyền lực của cá nhân hay đảng phái thì rốt cuộc cũng chẳng được lợi ích gì, và chỉ càng khiến cho đám đông dân chúng ngoài kia thêm chán nản và mất niềm tin vào thể chế chính trị.
Obama cho rằng, chính từ sự mất niềm tin của người dân, đất nước Mỹ suy yếu và đánh mất ánh hào quang mà nó đã gặt hái được từ lịch sử lập quốc đặc biệt của mình. Trong Hy vọng táo bạo, Obama muốn xoáy vào vấn đề làm thế nào để thay đổi cách làm chính trị và từ đó có thể thay đổi đời sống của công dân nước này.
Cuốn sách được chia làm 9 chương. Chương 1, Obama đưa ra đánh giá về lịch sử chính trị gần đây và cố gắng giải thích một số nguyên nhân của việc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mang đầu óc đảng phái tương tàn. Trong chương 2, ông trình bày về các giá trị chung tạo nền móng cho sự đồng thuận mới cho nền chính trị Mỹ. Chương tiếp theo, Thượng nghị sĩ này đưa ra suy nghĩ về Hiến pháp Mỹ với tư cách là nguồn gốc của quyền công dân và là phương tiện để tổ chức những cuộc thảo luận dân chủ về tương lai chung của nước Mỹ. Chương 4, Obama trình bày về các thế lực có khả năng hủy diệt ngay cả những chính trị gia có nhiều hy vọng nhất. Đó là tiền, các phương tiện thông tin, các nhóm lợi ích và quy trình lập pháp.
Trong các chương còn lại, Obama đề ra những cách thức giúp nước Mỹ vượt qua sự chia rẽ nội bộ, kêu gọi đặt lợi ích của công dân và dân tộc lên trên lợi ích của đảng phái để giải quyết khó khăn mà cường quốc này đang đối mặt: bất an về kinh tế ngày càng tăng cao trong mỗi gia đình người Mỹ, sự căng thẳng về chủng tộc và tôn giáo trong chính trị, khủng bố và dịch bệnh, chiến tranh…
Dù đề cập về nhiều vấn đề mang tầm cỡ thế giới, ngòi bút của Obama lại rất giản dị. Đôi chỗ ông như tự vấn chính bản thân, đôi chỗ ông như đang tâm sự về nghề chính trị. Đặc biệt, trong chương cuối, dù chỉ dành vài dòng khá ngắn viết về cuộc sống gia đình, Obama vẫn khiến độc giả thích thú khi ông khẳng định, nước Mỹ hiện tại nên xem xét lại việc chỉ coi trọng các giá trị như: sự giàu có, thon thả, trẻ trung, nổi tiếng, an toàn và vui vẻ, mà quên đi giá trị của tình yêu, sự chia sẻ, đồng cảm, quan tâm lo lắng cho nhau, sẵn sàng đương đầu thách thức và không ngại va chạm để giải quyết hậu quả.
Nếu có câu "văn là người" thì qua Hy vọng táo bạo, Obama đã cố gắng chứng tỏ với nước Mỹ và với thế giới: ông muốn là nhà lãnh đạo tốt.
Anh Vân
(Nguồn: Báo Vnexpress)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn