Bảo Đại – Hay Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
Thấm thía chữ độc lập
(Bảo Đại – hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam, Daniel Grandclément, NXB Phụ Nữ)
Ông chỉ không biết làm vua. Từ đầu tới cuối, người đọc đến phải sốt ruột, ngạc nhiên và cay đắng khi thấy ông vua nước Nam cứ quẩn quanh, thậm chí mưu mẹo chỉ để có được từ chiếc xe hơi, máy bay cho đến khẩu súng săn, cuốn album bìa da, thỏa mãn những thú vui vật chất.
Như lời Bảo Đại thú nhận: “Người Pháp lúc nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho thân mật với dân nên trong hai mươi năm trời làm vua tôi ra Bắc một lần, vào Nam kỳ một lần, cũng là đi lướt qua, không thấy rõ ràng một điều gì. Xung quanh tôi họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn biết mình không thể làm chi có ích cho đất nước…”.
Những câu trần tình khi đã thoái vị chứng minh ông cũng ý thức rất rõ việc mất độc lập, mất tự do. Sau này, ta còn được theo dõi Bảo Đại thương thuyết với Pháp để nới rộng quyền tự trị qua từng vòng đàm phán.
Ông mơ hồ tin tưởng vào “nền độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp” đạt được dễ dàng cùng với các điều kiện vật chất. Quen sung sướng, quen được cung phụng, Bảo Đại dường như chưa bao giờ nghĩ đến việc đi tìm độc lập bằng con đường nếm mật nằm gai như các vua Hàm Nghi, Duy Tân trước ông.
Ông đã khước từ những cơ hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra, mang đến cho ông… Khước từ cơ hội đi chung đường với cả dân tộc, dù ông đã cùng chính phủ cộng hòa non trẻ ngồi họp bàn từ việc lớn đến việc nhỏ trong những ngày khai sinh nhà nước. Con đường mà Bảo Đại chọn cuối cùng đã dẫn đến kết cục, như cách nói của tác giả cuốn sách, “ông hoàng bị quét đi như quét một hạt bụi vô giá trị…”.
Hành động lớn nhất trong đời ông là thoái vị, và ông đi vào lịch sử chỉ bằng một câu nói: “Tôi muốn làm dân một nước tự do hơn là làm vua một nước nô lệ”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Cuộc sống hối hả với những nhịp điệu, với ngồn ngộn những cám dỗ đã làm cho những ” lâu đài ” hạnh phúc ngày càng trở nên mong manh. Một người chồng hồn hậu, một người cha mẫu mực đã không đủ sức chống lại chính bản thân mình, để rồi… Một người vợ mực thước, nết na, có phần hơi cũ, hơi thụ động, cuối cùng cũng vượt lên chính mình để lao vào một vòng tay hão vọng… Tất cả chỉ là sự bắt đầu của một bi kịch có tên là hạnh phúc buồn ở một gia đình tri thức Trung Quốc đương đại Lần đầu tiếp xúc với tác phẩm của Bì Bì, ấn tượng đầu tiên người đọc cảm nhận được là sự dồn dập của câu từ. Gần 70% dung lượng tác phẩm là những lời đối thoại của nhân vật. Từ lời nói, tâm tư, tình cảm và cả những khát khao đời thường nhất của họ lộ diện. Từ giờ của bữa ăn sáng, từ cách thu xếp nhà cửa cho đến việc sinh hoạt vợ chồng, cả hai đều tuân thủ theo “lịch” mà họ xây dựng trong 13 năm chung sống. Chẳng khó đoán, hạnh phúc theo thói quen ấy nhanh chóng bị phá vỡ khi một trong hai người không tuân thủ những quy định ngầm giữa họ. Tiểu Kiều, Vương Khanh xuất hiện. Cả hai là hiện thân của những gì còn thiếu ở bạn đời trong mắt vợ chồng Doãn Sơ Thạch. Ở Tiểu Kiều, Doãn Sơ Thạch tìm được sự nồng nhiệt trong yêu đương, sự chia sẻ trong công việc. Cũng như thế, Vương Nhất nhận được từ Vương Khang sự hòa hợp trong ý nghĩ. Cô được tôn vinh, nuông chiều – điều mà cô không bao giờ tìm thấy ở chồng… Hình ảnh gia đình trí thức, mẫu mực bị đổ vỡ như trường hợp của đôi vợ chồng Doãn Sơ Thạch và Vương Nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay không mới. Cả hai đều nhân danh tình yêu, chạy theo khát vọng tình yêu để rồi bị những khát khao ấy chi phối. Cái chết của Tiểu Kiều khiến người đọc bị hẫng nhưng cái chết ấy đã khẳng định giá trị đích thực của tình yêu. Cô gái ấy yêu, không đơn thuần là tìm đến người yêu để thỏa mãn khát vọng mà là sự phấn đấu không ngừng để tìm được hạnh phúc trong tình yêu, dẫu biết mình chỉ có trong tay thứ hạnh phúc buồn. (báo NLĐ) |
moingay1cuonsach |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn