Bách Khoa Y Học Thường Thức Trong Gia Đình (Ấn Bản Mới Có Sửa Chữa Và Bổ Sung):
“Bách Khoa Y Học Thường Thức Trong Gia Đình” là một công trình lần đầu tiên cung cấp cho rộng rãi bạn đọc có học vấn phổ thông những kiến thức đáng tin cậy và cập nhật về những vấn đề liên quan đến các khía cạnh thiết yếu về nguyên nhân gây bệnh, cách dự phòng thích hợp với từng lứa tuổi: phụ nữ, thai nhi, sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi. Sách đề cập tới những khía cạnh cơ bản chi phối sức khoẻ bệnh tật như sinh học (di truyền, miễn dịch, nội tiết) dinh dưỡng, môi trường, và lần đầu tiên, được chỉnh hợp với các yếu tố tâm lý xã hội được xem là ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá.
Đây là quyển sách mọi người hằng quan tâm đến vấn đề sức khoẻ được mong đợi từ lâu. Mục đicý sách thật khiêm tốn, đó là cung cấp những kiến thức “y học phổ thông” để các bạn có học vấn phổ thông có thể qua đó tự bảo vệ sức khoẻ được tốt hơn.
Những ý nghĩa của nó có thể còn hơn. Nó đề cập đến vấn đề rất thiết thực của cuộc sống, vấn đề sức khoẻ, tức là “cái vốn quý nhất của con người, là lao động sáng tạo, là tình yêu và hạnh phúc”. Một nhân tố mà khi có nó, ta thấy cũng bình thường thôi nhưng khi không có nó thì dường như mất tất cả. Phạm vi của cuốn sách khá rộng đi từ bào thai (lúc còn trong bụng mẹ) đến cụ già trước khi nhắm mắt, hướng về “một cõi đi về”. Tự nguyện là một người bạn gần gũi của mọi người, mọi nhà, nội dung sách đề cập đến các tình huống sức khoẻ thường thật, những bệnh tật phổ biến, nhưng cũng mạnh dạn đi vào những khía cạnh éo le của cuộc sống liên quan đến sức khoẻ nhưng thuộc tâm lý xã hội, cũng như những tình tiết tế nhị ai cũng có lúc bận tâm nhưng không dễ dàng gì nói ra, như sức khoẻ sinh sản, “tình dục học”. Những kiến thức đụng chạm đến ở đây thuộc nhiều lĩnh vực, đi từ di truyền học, miễn dịch học… qua bệnh học, điều trị học, dinh dưỡng học… đến môi trường, các khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy tham gia viết các đề tài này là những nhà khoa học có tên tuổi trong các lĩnh vữc nói trên giàu kinh nghiệm và tâm huyết cùng gặp nhau ở điểm muốn góp sức trong phạm vi của mình vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Mục Lục:
Phần 1: Sức khoẻ sinh sản
Phần 2: Thai và sơ sinh
Phần 3: Bệnh di truyền – dị tật bẩm sinh
Phần 4: Dị ứng – miễn dịch và tiêm chủng
Phần 5: Ung thư – ghép tế bào gốc tạo máu bệnh do điều kiện môi trường
Phần 6: Dinh dưỡng và tiêu hoá
Phần 7: Bệnh tim mạch
Phần 8: Lao và bệnh hô hấp
Phần 9: Thần kinh và giác quan
Phần 10: Sức khoẻ người cao tuổi
Phần 11: Stress và chung sống với stress
Phần 12: Sức khoẻ tâm trí và rối nhiễu tâm trí
Phần 13: Sức khoẻ tình dục và rối nhiễu tình dục
Phần 14: Bảo vệ sức khoẻ bằng các phương pháp không dùng thuốc.
Mời bạn đón đọc.