Bách Khoa Thư Các Khoa Học Triết Học I – Khoa Học LôGíc
Bách Khoa Thư I (thường được gọi là Tiểu Lôgíc học) tóm lược tinh tuý của bộ [Đại] Khoa học Logíc, và là định bản về Lôgíc học, cũng là về phép biện chứng nổi tiếng của Hegel. Được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ đến từng tiểu đoạn.
… “Dù yêu hay ghét Hegel, thật khó mà không biết đến ông, bởi tầm quan trọng lịch sử khổng lồ của đại triết gia này. Hầu hết mọi hình thức của triết học hiện đại đều chịu ảnh hưởng của ông hoặc là phản ứng chống lại ông. Điều đó không chỉ đúng cho chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh, mà cả cho Lý luận-phê phán, thông diễn học và triết học phân tích . Hegel vẫn đang là đường phân thuỷ của triết học hiện đại… Triết gia hiện đại muốn biết gốc rễ của mình, sớm hay muộn cũng phải trở lại với Hegel”
(Frederich C. Beiser, chủ biên The Cambridge Companion to Hegel)
Nội Dung:
BÁCH KHOA THƯ CÁC KHOA HỌC TRIẾT HỌC (1830)
PHẦN THỨ NHẤT: KHOA HỌC LÔGÍC
Khái niệm sơ bộ
A. Lập trường thứ nhất của tư tưởng đối với tính khách quan.
Siêu hình học
B. Lập trường thứ hai của tư tưởng đối với tính khách quan
I. Thuyết duy nghiệm
II. Triết học phê phán
C. Lập trường thứ ba của tư tưởng đối với tính khách quan
Cái Biết trực tiếp
Quan niệm chính xác hơn về Lôgíc học và sự phân chia nội dung của nó
I. Học thuyết về tồn tại
A. Chất
Tồn tại
Tồn tại – hiện có
Tồn tại – cho mình
B. Lượng
Lượng thuần tuý
Đại lượng
Độ
Hạn độ
II. Học thuyết về bản chất
A. Bản chất như là cơ sở của sự hiện hữu
Các quy định thuần tuý của sự phản tư
– Sự đồng nhất
– Sự khác biệt
– Co sở
Sự hiện hữu
Sự vật
B. Hiện tượng
Thế giới hiện tượng
Nội dung và hình thức
Sự quan hệ
C. Hiện thực
Quan hệ về tính bản thể
Quan hệ về tính nhân quả
Tác động qua lại (hay sự tương tác)
III. Học thuyết về khái niệm
A. Khái niệm chủ quan
Khái niệm xét như là khái niệm
Phán đoán
– Phán đoán về chất
– Phán đoán của sự phản tư
– Phán đoán của sự tất yếu
– Phán đoán của khái niệm
Suy luận
– Suy luận về chất
– Suy luận của sự phản tư
– Suy luận của sự tất yếu
B. Khách thể
Cơ giới luận
Hoá học luận
Mục đích luận
C. Ý niệm
Sự sống
Nhận thức
Nhận thức
Ý muốn
Ý niệm tuyệt đối.