Xem sách hay

Bách Khoa Tâm Lý Cho Trẻ (0 – 2 Tuổi)

Mua ở đâu?
Shin Yee Jin

Từ năm 1998 đến nay, Shin Yee Jin vừa hoạt động với vai trò là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục và nuôi dạy trẻ Hàn Quốc. Bà vừa là giáo sư giảng dạy tại Khoa Sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Thanh Thiếu niên thuộc đại học Y Yonsei (Hàn Quốc); vừa là bác sĩ chuyên …

Khi mang thai đứa con đầu lòng, chắc cũng có nhiều bà mẹ suy nghĩ rằng chỉ cần sinh con ra là lại có thể tự do bay nhảy như trước. Và sự thật vỡ òa rằng lần đầu tiên làm mẹ, đã gặp rất nhiều khó khăn. Không còn cách nào khác, và hãy xem đây là cơ hội để giúp chúng ta trưởng thành hơn. Và cuộc chiến học tập của một người mẹ bắt đầu.

Các câu hỏi thường gặp nhất mà các bà mẹ hay hỏi nhất khi chăm sóc đứa con yêu đầu lòng đó là:

Làm thế nào khi con khóc nhiều?

Mẹ có nên ở nhà hoàn toàn cho đến khi con được 2 tuổi không?

Con chậm chạp và chưa thể tự bước đi, điều này có liên quan tới quá trình phát triển về mặt tinh thần của con không?

Thai giáo như thế nào là tốt nhất cho thai nhi?

Phải làm sao khi con thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và khóc?

Làm gì khi con không biết lạ và ai cũng bế được?

Có nên cho con ngủ riêng?

Làm thế nào khi bố mẹ chồng can thiệp quá nhiều tới con?

Cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả dành cho những bà mẹ vừa đi làm, vừa chăm sóc con là gì?

…….

Giữa những kiến thức ở thời đại kĩ thuật số như hiện nay, cha mẹ khó mà phân định rõ kiến thức nào là chính xác.  Và kiến thức đến từ chuyên gia là một trong cách tốt nhất để học hỏi.

Trong năm đầu tiên, điều mà mẹ phải chú trọng nhất là đáp ứng mọi nhu cầu về mặt sinh lý của con. Đây là thời kỳ cơ thể và tâm hồn của con chưa tách biệt, nghĩa là sự phát triển thể chất cũng đồng nghĩa với sự phát triển tâm lý.

Trong mắt mẹ, những hành vi lạ thường như khóc lớn, ăn vạ,… đều chỉ là hành vi cố chấp vô lý nhưng thực ra nó chứng tỏ con đang hình thành tính độc lập và con đã hiểu rằng mình là một thực thể tồn tại riêng biệt với mẹ. Con bắt đầu coi cơ thể đã trở nên tự do của mình là vũ khí. Mong muốn khám phá thế giới mà mình đang sống thôi thúc khiến con chạy nhảy lăng xăng khắp nơi. Và thế là cuộc chiến bất đồng giữa con – người đang muốn tự mình trải nghiệm mọi thứ để thỏa mãn sự hiếu kỳ – và cha mẹ – những người không dám để mặc con làm theo ý mình – bắt đầu. Nếu tích cực đón nhận những hành động của con với hàm ý rằng “Đã đến lúc con muốn thể hiện ý kiến cá nhân rồi”, hẳn việc nuôi con của tôi đã hạnh phúc hơn biết bao nhiêu. Bởi lẽ, mặc dù hiểu lý thuyết nhưng tôi cũng không tránh khỏi đôi lần bật khóc khi chứng kiến con ăn vạ không biết trời đất là gì.

Đó cũng là những điều mà tác giả Shin Yee Jin, một người mẹ cũng như bao người mẹ khác đã trải qua những thời kỳ khủng hoảng trong khi mang thai và sau sinh. Cô đã cho ra nhiều tập sách giá trị giúp các bà mẹ Hàn Quốc nhẹ gánh hơn trong quá trình nuôi dạy con của mình.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?