Aung San Suu Kyi Đấu Tranh Cho Tự Do:
Aung San Suu Kyi đã nhận được Giải Nobel Hoà bình và giờ đây đang nhận được sự thừa nhận rộng rãi của quốc tế vì sự nghiệp đấu tranh của bà chống lại chế độ độc tài, đòi tự do và phẩm giá. Bà là người nhận giải xứng đáng nhất. Bà đã phát biểu rõ ràng và nhất quán về vấn đề tự do và dân chủ. Bà đã từ chối để không bị mua chuộc, đổi sự im lặng để lấy sự tại đào ở nước ngoài. Trong cảnh bị quản thúc tại nhà, bà vẫn sống trong sự thành thật.
Bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ ở Miến Điện. Aung San Suu Kyi không chỉ nói lên tiếng nói vì công bằng cho chính đất nước mình, mà còn cho tất cả những ai muốn được tự do lựa chọn lấy định mệnh cho mình. Chừng nào mà cuộc đấu tranh cho tự do còn cần được đấu tranh trên khắp thế giới, chừng ấy những tiếng nói như của Aung San Suu Kyi sẽ vẫn còn là lời hiệu triệu cho sự nghiệp này. Dẫu tiếng gọi tự do đến từ Trung Âu, Nga, Châu Phi hay Châu Á, nó cũng đều mang âm hưởng chung: mọi người đều phải được đối xử bằng phẩm giá, tất cả mọi người đều cần được hy vọng .
Aung San Suu Kyi được coi là biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do và hoà bình. Là một người phụ nữ Miến Điện đã kế thừa ở người cha kính yêu (Aung San) những đức tính của một vị anh hùng dân tộc, bà noi theo tinh thần cao thượng và tấm lòng vị tha của Nelson Mandela. Bà đã chứng minh cho phe đối lập thấy được ý chí kiên cường, nghị lực mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh quyết liệt và khát vọng tự do cho quê hương mến yêu. Mặc dù bị bắt giam tại nhà (20-7-1989), bị cách li khỏi gia đình và thế giới bên ngoài, nhưng bà không hề nao núng, run sợ mà vẫn quyết tâm, nỗ lực tìm cách liên hệ với người thân và những cộng sự của mình để đấu tranh giành tự do và dân chủ không chỉ cho nhân dân Miến Điện mà cho toàn thể nhân dân trên thế giới.
Bà đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc bầu cử năm 1990, mặc dù lúc ấy bà vẫn còn bị giam giữ. Điều này đã chứng minh rằng, tự do, công bằng và chính nghĩa tất yếu sẽ chiến thắng. Với tinh thần yêu chuộng sự đối thoại và hoà giải, bà sẵn sàng cộng tác để hàn gắn vết thương cho quê mẹ của mình, đem lại tự do, công bằng, niềm vui và phẩm giá cho đất nước mình.
Mục lục:
Lời giới thiệu cho ấn bản lần thứ nhất
Lời giới thiệu cho ấn bản lần thứ hai
Dẫn nhập
Phần 1: Di sản
Cha tôi
Quê hương tôi: Đất nước, con người
Đời sống tinh thần ở Miến Điện và Ấn Độ thời thực dân
Văn chương và Chủ nghĩa dân tộc tại Miến Điện
Phần 2: Đấu tranh giành tự do và dân chủ
Đi tìm dân chủ
Thoát khỏi sợ hãi
Ý nghĩa đích thực của Boh
Bài diễn văn phát biểu trong cuộc mít tinh của dân chúng tại chùa Shwedagon
Các mục tiêu
Theo quan điểm của cuộc cách mạng
Hai bức thư gửi Tổ chức Ân xá Quốc tế
Thư gửi các đại sứ
Vai trò của công dân trong cuộc đấu tranh vì dân chủ
Thư ngỏ gửi Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
Bụi và mồ hôi
Nhu cầu đoàn kết giữa các dân tộc
Khát vọng tự do
Sự đồng ý tham gia ứng cử
Giải Nobel Hoà bình năm 1991
Bài phát biểu nhận giải Nobel Hoà bình
Hướng đến một chốn trú ẩn đích thực
Nhu cầu đối thoại
Trao quyền hợp pháp cho một nền văn hoá của hoà bình và phát triển
Phần 3: Các đánh giá
Những ký ức về Suu và gia đình của cô – Ma Than E
Suu Miến Điện – Pasternak Slater
Aung San Suu Kyi: Người phụ nữ Miến Điện của định mệnh? Josef Silverstein
Aung San Suu Kyi và cuộc đấu tranh hoà bình vì nhân quyền tại Miến Điện – Philip Kreager
Tinh thần hoà giải
Mời bạn đón đọc.