Xem sách hay

An Nam Chí Lược

Mua ở đâu?
Lê Tắc

Lê Tắc

Từ lâu, giới nghiên cứu học thuật ở nước ta và ở cả nhiều nước trên thế giới đã biết đến bộ sách An Nam chí lược. Đặc biệt ở Trung Quốc, bộ sách này được công nhận là tài liệu của Nhà nước và cũng từng được Tứ khố toàn thư giới thiệu và xuất bản nhiều lần ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiển Tây… An Nam chí lược trong vài thế kỷ nay cũng được dịch, xuất bản, giới thiệu tại các nước Nhật Bản, Anh và Pháp.

Tại Việt Nam ta, từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu tuy có sử dụng, khai thác các sử liệu trong An Nam chí lược, coi đó như những cứ liệu thành văn đáng tin cậy, phản ánh một chặng dài lịch sử từ thế kỷ XIV trở về trước.

Nội dung sự thực lịch sử nước ta chứa đựng trong bộ sách này thật đa dạng và phong phú. An Nam chí lược là một nguồn tư liệu quan trọng, một phương pháp cho những bộ lịch sử Đại Việt của các tác giả khác (không nhiều lắm) viết lúc đương thời.

"An Nam chí lược" do Lê Tắc soạn năm 1335 là một công trình lịch sử quan trọng, từ lâu đã được giới nghiên cứu học thuật nhiều nước trên thế giới biết đến, được dịch, xuất bản, giới thiệu tại các các nước Nhật Bản, Anh và Pháp; nhưng tại Việt Nam, năm 1960 lần đầu tiên bộ sách mới được dịch hoàn chỉnh. Năm 2002, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã nhờ chuyên gia Hán học khảo đính lại, bổ sung phần chú thích, sửa chữa một số ngôn từ, thuật ngữ chuyên ngành để sát đúng với tính lịch sử của nguyên tác và xuất bản thành sách hoàn chỉnh, có cả nguyên tác chữ Hán.

Mục lục:

Lời nói đầu

Sách An Nam chí lược và tác giả của nó Chương Thâu

Soạn niên – tài liệu và truyền bản của An Nam chí lược

Quyển thủ: – Các bài Tựa

Quyển một: – Tổng tự …

Quyển hai: Đại Nguyên chiếu chế; Các bức thư thuộc các triều đại trước

Quyển ba: Đại Nguyên phụng sứ; Sứ thần các triều đại trước

Quyển bốn: Các khoản chuyển vận quân lương ra mặt trận; Sự chinh phạt của các triều đại trước

Quyển năm: Những bức thư của các danh thần nhà Đại Nguyên gửi qua các nước An Nam; Thư và biểu của đời trước

Quyển sáu: Các bài biểu; Thư và biểu của đời trước

Quyển bảy: Các quân và Thứ sử, Thái thú ở các quận Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam, phụ biên các quan Thứ sử, Thái thú đời Tam Quốc

Quyển tám: Các Đô đốc, Thứ sử Giao Châu, các Thái thú ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trong thời Lục Triều

Quyển chính: Các quan Đô đốc, Đô hộ, Kinh lược sứ An Nam và các quan Thứ sử ba quận Giao, Ái, Hoan, đời nhà Đường; Tống Giao Châu chuyển vận sứ, an vũ sứ

Quyển mười: Những người tôi các đời trước sang ký ngụ

Quyển mười một: Gia thế họ Triệu; Gia thế họ Đinh; Gia thế họ Lê

Quyển mười hai: Gia thế họ Lý

Quyển mười ba: Gia thế họ Trần; Các vương hầu nội phụ

Quyển mười bốn: Học hiệu; Quan chế; Chương phục (áo mão thẫm phục); Hành chính; Binh chế; Sứ thần các triều đại

Quyển mười lăm: Nhân vật; Sản vật

Quyển mười sáu: Tạp ký; Thơ đề vịnh của danh hiền các triều đại từ niên hiệu Chí Nguyên trở xuống; Những bài tựa và thơ của các quan Hàn lâm đưa tặng sứ giả

Quyển mười tám: Thơ của danh nhân An Nam

Quyển mười chín: Đồ Chí Ca; Tự sự

Nguyên văn chữ Hán

Bảng kê tên riêng

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?