Akio Morita Và Sony – Kiến Tạo Nền Giải Trí Tương Lai (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới ):
” Kiến tạo nền giả trí tương lai ” – đó là triết lý hành động của Sony – tập đoàn điện tử đang mỗi ngày phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân khắp hành tinh này. Nhà sáng lập huyền thoại Akio Morita của Sony đã từ đống hoang tàn đổ nát của Nhật Bản sau chiến tranh bước thẳng đến tương lai của loài người bằng triết lý. Hãy cùng khám phá thế giới của con người từng muốn xây cầu nối liền Nhật Bản với phần còn lại của thế giới. Hãy cùng chia sẻ bí quyết thành công và sự vĩ đại của triết lý kinh doanh ” hành động vì nhu cầu xã hội ” của Sony.
” Khi sinh ra, bạn khóc còn mọi người đều cười. Sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người đều khóc trong khi mỗi mình bạn cười ” – có một câu thành ngữ mà dẫu nhiên nhiều năm qua rồi, nhiều người dân Nhật vẫn thỉnh thoảng nhớ lại khi nhìn thấy một cái tivi mang nhãn hiệu Sony. Họ, những con người hết sức bình thường ấy, hầu hết chưa một lần gặp gỡ người cha của tập đoàn Sony Akio Morita. Nhưng với họ, ông chiếm một vị trí quan trọng, thật quan trọng trong lòng họ. Đơn giản, ông đã làm thay đổi cuộc sống của họ, làm thay đổi môi trường sống xung quanh họ bằng tài năng xuất chúng và tinh thần xã hội rộng lớn của mình.
Mục lục:
Cùng bạn đọc: Kiến tiền hay phụng sự xã hội?
Lời nói đầu
Phần 1: Dồn toàn bộ sức mạnh cho việc kiến tạo tương lai
Chương 1: Những chiếc máy thu thanh bị đập nát
Những người tiên phong giải bài toán nhu cầu xã hội
Công nghệ – nước Nhật cần công nghệ
Chương 2: Rét quá – hãy làm gối sưởi ấm
Người dân cần cái đó, Ibuka
Đáp ứng những nhu cầu tiềm ẩn
Phần 2: Tìm đường toàn cầu hoá
Chương 1: Tìm đường vượt đảo
Ibuka một mình đến Mỹ
Lối đi ngay dưới chân mình
Chương 2: Nhìn thấy trước cơ hội và dám thử sức
” Canh bạc ” Transistor
Thích ứng với luật chơi toàn cầu
Triết lý người tiên phong
Chương 3: Dấu ấn ” Người đàn ông đi bộ “
Lắng nghe những thở than
Những bước đi đầu tiên ra thế giới
Phần 3: Nồi kết những giá trị
Chương 1: Sao không dám khẳng định?
Những người bạn – những người thầy đầu tiên trên đất Mỹ
Tôi là Akio Morita đến từ Nhật Bản
Thưa quý vị, sản phẩm này ” Made in Japan “
Chương 2: Xác lập vị thế trên bản đồ công nghệ
Con đường chẳng mấy ai đi
Chữ tín và nguyên tắc ” nói KHÔNG ” trong hợp tác
Chương 3: Chủ nghĩa ái quốc của doanh nhân Nhật
Sony – sức kéo và sức đẩy trong nền kinh tế Nhật Bản
Phổ biến công nghệ để tăng lực phát triển
Phần 4: Học tập là nỗ lực của cả một đời người
Chương 1: Xây tài năng bằng những viên đá kinh nghiệm
Triết lý quản lý đầu đời
Bài học từ gia đình nhỏ
Chương 2: Vì một thế giới ngày mai
Một đại sứ không hàm
Những điều dệt nên một huyền thoại
Phần 5: Phụ lục
Mời các bạn đón đọc.
(Thứ Tư, 04/07/2007)
Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?
TTCT – Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.
Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!
Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.
Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.
Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi…, những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.
Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn