79 Câu Chuyện Ứng Xử Khôn Ngoan Của Người Trung Quốc:
Dân tộc Trung Hoa vốn có một nền văn minh lâu đời. Những phát minh sáng tạo của người Trung Hoa đã từng góp vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển nhân loại. Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời đại thông tin và kinh tế tri thức cho nên mệnh đề “tư duy sáng tạo” càng đáng để chúng ta quan tâm.
Những câu chuyện dịch và biên soạn dưới đây xảy ra cách thời đại chúng ta hàng mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm, song âm tính con người cùng với những quy luật cơ bản về cách làm người, về thuật đối nhân xử thế… vẫn còn nhiều điểm tương đồng. Cho đến hôm nay, trí tuệ của cổ nhân vẫn chứa đựng một sức sống mạnh mẽ.
Vấn đề trí tuệ, nói cho cùng là vấn đề sáng tạo ra cái mới. Chỉ có một thứ tư duy mà tất cả phải giật mình kêu lên: “Sao ta không nghĩ ra nhỉ?”, thì mới xứng đáng là trí mưu! Còn những điều bạn suy nghĩ không vượt qua được những điều người bình thường suy nghĩ, thì đừng có tự cho là thông minh, đến cái khôn vặt cũng không có nữa, mà chỉ đáng coi là kẻ bắt chước vụng về người khác, như Đông Thi bắt chước Tây Thi nhăn mặt mà thôi.
Gần đây, khá nhiều người học theo cái mưu trí của người xưa. Điều đó nói lên rằng trong cái xã hội đầy hỗn tạp này, người ta đã bắt đầu nhận thức được giá trị to lớn mang tính chỉ đạo của nguồn di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của đất nước Trung Hoa trong cuộc sống hiện thực. Song nếu nói một cách khắt khe hơn, thì không nhiều người thực sự lĩnh hội được điều đó. Đây không phải là do người ta không đủ khả năng mà là do thiếu phương pháp. Muốn học theo sự mưu trí của người xưa, thì không thể chỉ bắt chước theo một phong cách đơn thuần, mà phải nắm bắt đuợc sự việc và cốt lõi của vấn đề thì mới có thể “nêu một góc thấy ba góc” được. Nói cách khác, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nhận biết phương thức tư duy nào để có thể nghĩ ra mưu mẹo đó. Chỉ khi luyện được ngón tay trỏ đá thành vàng thì mới có thể trỏ đá thành vàng theo ý muốn của mình.
Thời đại kinh tế nông nghiệp, người ta phải trông cậy vào sức lực, thời đại kinh tế công nghiệp, người ta phải dựa vào kỹ năng, nhưng trong thời đại kinh tế tri thức, người ta cần phải có trí tuệ. Chính vì thế, càng ngày người ta càng coi trọng việc rèn luyện tư duy, mà mục đích của việc này là nâng cao tố chất tư duy. Một người nắm vững phương thức tư duy khoa học thì anh ta thường phát hiện và sáng tao ra những kỳ tích từ những chỗ mà người khác thấy mãi thành quen. Trong khi người có phương thức tư duy bảo thủ hể gặp khó khăn là không thể tìm thấy lối thoát. Phương thức tư duy chính là ngón tay trỏ đá thành vàng. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu mà chúng ta rút ra những điều tâm đắc trong “Trí khôn cổ kim” để bàn về phương thức tư duy.
Năng lực tư duy ngày càng phát triển, và chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức tư duy khoa học ưu việt nhất. Cho dù là phương thức tư duy khoa học thời cổ đại hay thời hiện đại thì cũng đều là trí tuệ của dân tộc Trung Hoa và đồng thời cũng là tài sản chung của toàn thể nhân loại.
79 Câu chuyện ứng xử khôn ngoan của người Trung Quốc thể hiện trong mọi lĩnh vực, chỉ tính riêng trong cuốn sách nhỏ này thôi, đã vô cùng phong phú.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Dùng người ngu ngơ đánh bại kẻ thông minh
Do thích ăn cá nên không nhận cá biếu
Cô ý ném tên tội phạm chạy trốn xuống giếng
Vị tể tướng mất ấn mà vẫn như không
Quan mới nhận chức khôi phục chế độ lễ nghi cũ
Mượn trước tặng sau, biểu thị ân huệ
Tấn Phong cho con trai khiến cha phải vào quy củ
Từ một đôi đũa mà nghĩ ra
Phát giác gian dối sau sự gian dối
Ngoài mặt làm vẻ tấn công mạnh thực chất là lui binh
Đích thân sửa trị chuyện hôn nhân cho thần sông
Ngầm dò xét rõ, đề phòng, tìm hiểu dân tình
Nâng giá để dìm giá
Để thương nhân đầu cơ không có cơ hội đầu cơ
Maạ gỗ đốt tre cũng có chí
Bức thư nặc danh đổ tội cho người.
…
Mời bạn đón đọc.