Nếu không biết rõ chiều huống sự việc, tốt hơn bạn không nên thử. Những nghi ngờ và do dự sẽ ảnh hưởng đến hành động của bạn. Nhút nhát là nguy hiểm, chẳng thà xuất chiêu thật táo bạo. Bất cứ lỗi nào lỡ phạm trong lúc táo bạo sẽ được dễ dàng sửa chữa bằng mức táo bạo cao hơn. Người nào cũng thán phục kẻ táo bạo, không ai tôn vinh đứa nhút nhát. Đó là một trong số 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực mà cuốn sách này muốn gửi đến bạn.
… Bạn hãy xem 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực như là quyển sổ tay của nghệ thuật đánh lạc hướng. Những nguyên tắc được trình bày đều là ghi chép của những người từng nghiên cứu và thuần thục trò chơi quyền lực. Những ghi chép này trải suốt hơn 3000 năm, xuất xứ từ những nền văn minh rất khác nhau như Trung Quốc, Italia. Tuy vậy chúng cùng chia sẻ những chủ đề và mạch tư tưởng, cùng gợi ý về một cốt tủy của quyền lực chưa được diễn giải minh bạch. 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực được chiết xuất từ sự uyên thâm tích lũy đó, được góp nhặt từ tác phẩm của những bậc thầy về chiến lược (Tôn Tử, Clausewitz), chính trị (Bismarck, Talleyrand), triều ca (Castiglione, Gracían), quyến rũ (Ninon de Lenclos, Casanova), và lừa đảo (Yellow Kid Weil) lỗi lạc nhất trong lịch sử…
“… Bài học về điều này trong lịch sử rất nhiều. Và kết quả của “công cao lấn chủ” đều rất bi thảm. Vì khi con người có được một thứ càng quý giá, thì nỗi lo sợ mất nó càng lớn. Họ luôn cảm thấy không an toàn và cảnh giác với bất cứ điều gì.
Chắc bạn cũng biết câu chuyện: tin bạn mất… người yêu. Khi chúng ta đặt quá nhiều niềm tin tình cảm với ai đó, sự phán đoán và nhận xét khách quan về người đó cũng mất đi.Còn khi bạn ghét ai đó, bạn sẽ chỉ nhìn thấy khuyết điểm, mà không thấy được ưu điểm của họ. Bài học ở đây là hãy giữ thái độ khách quan, công bằng khi đưa bất cứ đánh giá hay quyết định nào…”
“Những ai cố gắng để luôn làm người tốt chắc chắn sẽ thất bại giữa số đông những kẻ không tốt. Do đó đấng quân vương nào muốn giữ vững quyền lực phải biết cách để không làm người tốt và sử dụng sự hiểu biết đó, hoặc là nén lòng không sử dụng nó, tùy theo hoàn cảnh yêu cầu.”
– The Prince (Quân Vương), Niccolò Machiavelli, 1469-1527
Mời bạn đón đọc.