3DS Max – Đồ Hoạ – Kiến Trúc Xây Dựng:
3DS Max là một chương trình đồ hoạ ba chiều mạnh. Rất nhiều ngành nghề khác nhau tìm đến với Max. Nhưng Max là một chương trình lớn, quán xuyện rộng, vậy nên, tuỳ theo mỗi nhu cầu riêng mà bạn tìm đến với Max trong một phạm vi rộng hay hẹp.
Nếu bạn là nhà kiến trúc, 3DS Max đặc biệt hữu ích trong giai đoạn phác thảo tìm ý, kể từ tìm ý mặt bằng, mặt đứng hoặc tìm ý khi tạo khối kiến trúc ba chiều để quan sát chúng qua phối cảnh. Max là công cụ cực mạnh trong việc dựng phối cảnh công trình không chỉ cho đồ hoạ của Max mà cả những đồ hoạ 3D từ Autocad chuyển sang. Tại đấy chúng có thể được trình bày dưới dạng ảnh tĩnh hoặc hoạt cảnh. Đối với phần thiết kế quy hoạch, phân vùng, hoặc thiết kế tạo địa hình như thật thì Max quả là chương trình được việc. Khi đồ hoạ chính đã xong, việc sau cùng là bố trí phông nền cây cảnh, thì đây cũng là một sở trường trong tính đa năng của Max.
Mục lục:
Chương mở đầu: 3D Studio Max với tạo hình kiến trúc và xây dựng
Chương hai: Khái quát cách tạo hình và tạo hoạt cảnh của 3D Studio Max
Chương ba: Dựng hình các khối cơ bản
Chương bốn: Biến đổi các khối cơ bản từ các phần tử thứ cấp
Phụ chương về các phương tiện hỗ trợ đồ hoạ
Phụ chương số 1: Thử thiết đặt chiếu sáng và camera
Phụ chương số 2: Đặt phông sau blackground làm nền cho cảnh
Phụ chương số 3: Bộ công cụ thu phóng và trượt màn hình Zoom Pan
Phụ chương số 4: Khung nhìn và điều khiển hiện thị
Phụ chương số 5: Hai công cụ chọn cơ bản
Phụ chương số 6: Nhóm các công cụ chọn kiêm nhiệm nhiều chức năng
Phụ chương số 7: Mirror – công cụ sao chép đối xứng
Phụ chương số 8: Array – công cụ sao chép kiểu xếp dãy
Phụ chương số 9: Align – công cụ dóng hàng và cẩu lắp
Chương năm: Biến đổi khối cơ bản từ các phần tử thứ cấp
Chương sáu: Biến đối đối tượng với các Modifier biến dạng (Parametric Deformers)
Chương bảy: Splines: Công cụ vẽ nét và viết chữ
Phụ chương số 10: Grid: Tạo lưới tuỳ biến
Chương tám: Tạo khối ba chiều từ các Spline
Phụ chương số 11: Lệnh phân bổ thao tuyến: Spacing Tool
Phụ chương số 12: Cách chuyển hướng pháp tuyến để có thể nhìn xuyên từ ngoài vào bên trong vật thể
Phụ chương số 13: Chốt Pivot phần mở rộng
Phụ chương số 14: Quan hệ các hệ toạ độ – Cordinate System – với thực hành đồ hoạ
Chương chín: Đưa Camera và nguồn sáng vào chuyển động theo đường dẫn
Chương mười: Các nguồn sáng và ứng dụng
Chương mười một: Thiết kế nhà cới các công cụ chuyên dùng kiến trúc – Aec Objects
Chương mười hai: Tạo hình cây lá – Lệnh Foliage
Chương mười ba: Áp vật liệu cho vật thể kiến trúc hệ thống lại các phần đã thực hành qua các thí dụ
Chương mười bốn: Căn bản về hoạt hoá đối tượng và khồi động hoạt hình
Chương mười lăm: Hoạt hình và trình diện kiến trúc
Phụ chương số 15: Tạm dấu đối tượng với bảng lệnh Display
Phụ chương số 16: Render từng phần một số phím tắt gọi lệnh thông dụng
Phụ chương số 17: Khái quát việc ghi hoạt hình thành một file video
Chương mười sáu: Tạo hình kiến trúc với nhóm lệnh Boolean
Phụ chương số 18: Lược duyệt một số đối tượng được tạo từ 3DS Max
Mời bạn đón đọc.