38 Pháp Hạnh Phúc:
Hai mươi sáu thế kỷ trước đây, nghĩa là trước khi Đức Thế Tôn thành đạo, có phong trào tìm hiểu chân lý chung quanh con người và kiếp sống của con người. Các nhà hiền triết ra sức giải đáp những câu hỏi sau đây:
– Người từ đâu sanh đến?
– Tại sao lại chết?
– Chết rồi sanh đi đâu?
– Tại sao người giàu sang, nghèo hèn khác nhau?
– Làm sao tìm được hạnh phúc?
Do cách giải đáp những câu hỏi đó mà sinh ra nhiều Tôn giáo, tuỳ theo kiến thức và quan điểm của các vị giáo chủ dẫn giải hấp dẫn tín đồ.
Phong trào ấy phổ biến rất mau và rất sâu rộng tại Trung phần Ấn Độ. Người ta thường tụ tập dưới cội cây to nơi ngã ba đường, hay ngã tư đường, hay ở các cửa thành cùng các nhà công cộng dọc theo vệ đường, để bàn cãi và giảng giải những vấn đề kể trên.
Vấn đề quan trọng nhất trong thời kỳ ấy là con người muốn hạnh phúc. Câu hỏi thường nêu ra là: “Cái gì đem đến hạnh phúc cho nhân loại”.
Có vị giáo chủ đáp: “Tôi biết nguyên nhân đem hạnh phúc đến cho con người. Phàm trong thân thể con người, mắt là quan trọng nhất, vì mắt đem lại ánh sáng cho con người, là nguồn tươi sáng của con người. Người mà không có mắt, thì không còn phân biệt vạn vật chung quanh”. Vì vậy, giáo chủ cho rằng: Mắt là nơi đem lại hạnh phúc đến cho con người. Mắt là nguồn hạnh phúc…..
Ba mươi tám Pháp Hạnh phúc, có thể chia ra làm hai loại là:
- Những sự hạnh phúc của các bậc học giả uyên thâm tự mình tìm thấy, một nguyên do nào đem lại hạnh phúc cho mình, rồi tưởng nguyên do ấy cũng đem được hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
- Hạnh phúc của đấng Giác ngộ thuyết ra. Ngài không thuyết theo sự hiểu riêng của cá nhân ngài, mà Ngài thuyết theo Chánh pháp Ngài đã đắc dưới cội cây bồ đề do nhờ công đức Ba la mật của Ngài.
Phàm người muốn được hạnh phúc thì phải thực hành 38 pháp, phân làm 3 cấp là:
– Từ pháp hạnh phúc thứ nhất tới pháp thứ 18, để tạo nên một đời sống hạnh phúc giữa xã hội.
– Từ pháp thứ 19 tới pháp thứ 30 để dạy tâm cho thanh tịnh, không để tâm bị tiền tài danh lợi lung lay
– Từ pháp thứ 31 tới pháp 38 để dứt phiền não, nhập Niết Bàn, là nơi an vui tuyệt đối.
Mục lục:
Lời nói đầu
Nguyên nhân có pháp hạnh phúc
Kệ ngôn I
Hạnh phúc I: Không thân cận kẻ ác
Hạnh phúc II: Thân cận bậc thiện trí thức
Hạnh phúc III: Cúng đường bậc đáng cúng
Kệ ngôn II:
Hạnh phúc IV: Ở tại xứ nên ở
Hạnh phúc V: Tánh cách người có việc lành để dành khi trước
Hạnh phúc VI: Giữ mình theo lẽ chánh
Kệ ngôn III:
Hạnh phúc VII: Học nhiều hiểu rộng
Hạnh phúc VIII: Có nghề
Hạnh phúc IX: Học thông được luật
Hạnh phúc X: Người nói lời chân thật
Kệ ngôn IV:
Hạnh phúc XI: Nết hạnh phụng dưỡng mẹ cha
Hạnh phúc XII: Nết hạnh tiếp độ con
………..
Mời bạn đón đọc.