Thiền tông là một loại tôn giáo, nhưng ý nghĩa tư tưởng của thiền sớm đã vượt thoát lãnh vực tôn giáo. Thiền sư xem thường quyền uy của Phật thánh tổ sư; phá vỡ sự chấp trước vào giới luật, kinh điển; phản đối cả đời đuổi theo kinh sách, khổ tu khổ luyện. Đề xướng làm chủ tự ngã, đốn ngộ thành Phật, nhấn mạnh mỗi người xưa nay là Phật, mỗi người khả dĩ thành Phật, trình bày đầy đủ về phẩm vị chí tôn và giá trị cực cao của ngôi vị này. Kỳ thực chúng ta thấy rõ sự nhất trí giữa tinh thần gan dạ cách tân (như Tổ Bách Trượng lập Thanh quy tách sinh hoạt thiền viện khỏi luật viện), thái độ kiên quyết tu tập trong mọi hoàn cảnh (như đệ tử Thiền tông đối trước pháp nạn Hội Xương) và biết bảo lưu các trước tác thiền học (như các bộ đăng lục do các thiền sư biên tập) của thời đại Đường Tống. Đối với sự phồn vinh và hưng thịnh của toàn xã hội hôm nay, mọi người đều chờ đợi tình hình một bước phát triển thiền học nhịp nhàng tương xứng, cũng là chờ đợi sức mạnh tiềm tàng của người có trình độ đại triệt đại ngộ để thúc đẩy bước phát triển này.
Đèn thiền muôn thuở, sáng mãi không dừng. Ngày nay các thế hệ thiền tông trong cũng như ngoài nước vẫn đang tiếp tục truyền thừa. Việc nghiên cứu thiền học đang lên, kinh sách về thiền được giới độc giả tìm hiểu đào sâu xem trọng. Loại thư tịch này bao gồm tư tưởng trí huệ phương Đông và văn hóa tính tình về thiền cổ xưa, chính là đang hợp thời, thay đổi hình thức bên ngoài khiến mọi người chú ý, nhằm đi đến hiện thực xã hội, hội nhập nền văn minh đương đại. Chúng ta không cần làm thêm điều gì bởi năng lực thích ứng của thiền cũng đủ khiến cho chúng ta khó tin và kinh ngạc. Đối với “thiền tông nhiệt” (cơn sốt thiền tông), chúng ta cũng không cần lo lắng bênh vực hoặc chỉ trích, bởi sự phát triển sôi nổi ngày càng phồn vinh của xã hội mới, với nhu yếu tiếp thu tất cả tư tưởng văn hóa mang nhiều sắc thái. Hơn nữa sáng kiến hoằng truyền thiền tông vốn đã đầy đủ và cơ duyên lại khế hợp với phong trào cải cách của thời đại!
Mời bạn đón đọc.