Tìm hiểu tình hình sức khỏe của trẻ từ 1đến 5 tuổi ở nước ta hiện nay cho thấy: Số trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển… chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam năm 2010 thì tỉ lệ trẻbị suy dinh dưỡng, còi xương chiếm 1/3 tổng số trẻ em dưới 5 tuổi (hơn 30%).Đến năm 2012, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi chiếm 26,7%. Trung bình cứ 4trẻ em thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Đây là con số rất đáng để các Tổ chức ytế, các cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng đồng quan tâm và tìm ra giải pháp khắcphục.
Có một điều đáng lo ngại là không phải chỉ trẻ em sống ở vùng sâu,vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh do đời sống kinh tế khó khăn, thiếu thốn… dẫntới còi xương, suy dinh dưỡng mà ngay khu vực thành thị, những thành phố lớnnhư: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…những nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, đời sống dân sinh khá tốt thìtỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương… cũng không phải là ít.
Từ thực tế này cho thấy: Không phải cứ nghèo đói mới dẫn tới trẻem suy dinh dưỡng. Càng không phải cứ có điều kiện kinh tế khá giả, đời sốngsinh hoạt cao thì trẻ sẽ lớn khôn, phát triển một cách toàn diện bình thường.Điều quan trọng cần chú ý là cách nuôi dưỡng trẻ từ khi mới lọt lòng của các bàmẹ như thế nào để trẻ được hấp thụ lượng dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày, đảm bảocho quá trình phát triển thể chất, trí tuệ qua từng giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương,chậm phát triển có rất nhiều. Nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất làdo trẻ bị thiếu ăn, biếng ăn, lười ăn, trẻ bị nôn trớ nhiều… dẫn tới cơ thểkhông được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách bình thường.
Trẻ từ khi mới sinh ra đến 6 tháng tuổi, nếu người mẹ có đủ sữa,trẻ chịu bú mẹ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Từ 6 thángtuổi trở đi, khi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đòi hỏi cao hơn thì các bà mẹ bắtđầu cho trẻ ăn dặm. Mới đầu là ăn bột, dần dần chuyển sang ăn cháo, rồi ăn cơm.Quá trình chế biến món ăn cho trẻ cũng dần dần phức tạp hơn, cần đa dạng và hợpkhẩu vị với trẻ hơn. Cũng chính từ giai đoạn ăn dặm trở đi mới xuất hiện chứnglười ăn ở trẻ. Bên cạnh những trẻ thích nghi tốt với việc ăn uống thì có khôngít trẻ sợ ăn, nhìn thấy bát bột, bát cháo là khóc không chịu ăn. Cá biệt có mộtsố trẻ hễ cho ăn là bị nôn thốc, nôn tháo. Lại có những trẻ do lười ăn nênthường xuyên bị ép ăn dẫn tới ngày càng sợ ăn hơn. Có không ít bà mẹ cứ tới bữabột, bữa cháo là bế con đi rong để nhồi nhét bằng hết lượng thức ăn, thế rồi cóbé do bị quát tháo nên khóc lóc lại trớ ộc ra. Có không ít bà mẹ đã tìm đủ mọicách cho con uống thuốc Đông y, Tây y nhằm cải thiện tình trạng lười ăn củatrẻ, nhưng cứ hễ ngừng thuốc là trẻ lại không muốn ăn. Thực tế, hiện tượng trẻlười ăn đã trở thành hội chứng phổ biến rất đáng lo ngại đối với rất nhiều bàmẹ đang nuôi con nhỏ.
Tìm hiểu kỹ vấn đề này cho thấy: Lười ăn không phải là bệnh. Loạitrừ nguyên nhân trẻ do mắc các bệnh về nội, ngoại khoa phải điều trị bằng thuốcTây, dẫn tới hậu quả biếng ăn thì nguyên nhân quan trọng là do các nhóm thầnkinh vùng phía trên thực quản bị ức chế nên không đảm nhận tốt vai trò kíchthích ăn theo lệnh của trung tâm điều khiển thần kinh trung ương. Do chán ănlâu ngày nên cơ thể trẻ không được nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn tới thểlực chậm phát triển, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi ngoan, cuối cùng là bịsuy dinh dưỡng, còi xương, thiểu năng trí tuệ, thấp bé nhẹ cân…
Muốn khắc phục chứng lười ăn cho trẻ, các bà mẹ và người chăm sócphải có nhận thức đầy đủ và khoa học về vấn đề này. Tuyệt đối không được nhồinhét, quát tháo, ép trẻ phải ăn trong khi trẻ đang quấy khóc không chịu ăn. Cácbà mẹ cần chế biến cho trẻ những đồ ăn thức uống hợp lý để kích thích nhóm thầnkinh vùng thượng thực quản hưng phấn tiếp nhận lệnh của trung tâm điều khiển ăntrung ương, giúp bé có cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng, ăn nhanh.
Cuốn sách 179 Thực Đơn Phòng, Chữa Chứng Lười Ăn Cho Trẻ(2 – 5 Tuổi) giúp các bậc cha mẹ và những người đang nuôi dưỡngtrẻ nhỏ, tìm hiểu kỹ những nguyên nhân cơ bản gây nên chứng lười ăn ở trẻ. Cuốnsách cũng cung cấp rất nhiều thực đơn chế biến món ăn, thức uống từ nguồn rau,củ, quả, lương thực, thực phẩm tươi ngon sẵn có hàng ngày để tạo ra các bữa ănphong phú về dinh dưỡng, hấp dẫn về khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, dầndần khắc phục được chứng lười ăn. Trẻ khỏe mạnh, lớn khôn mới thông minh vàphát triển toàn diện để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Mời bạn đón đọc.