Thế kỷ 21 – thế kỷ của nền kinh tế tri thức, giáo dục được gia đình và xã hội hết sức coi trọng. Nhưng giáo dục như thế nào để trẻ trở thành "Vấn đề quan trọng nhất" của đa số các gia đình. Trong xã hội ngày nay, đã không còn tồn tại quan niệm rằng, đối với trẻ chỉ cần lo nuôi lớn chứ không cần lo đến việc học hành, mà có thể nói là coi trọng thái quá. Bởi đa số các bậc cha mẹ điều hiểu rằng: trẻ có nhận được sự giáo dục tốt hay không, có thành tài hay không, không chỉ liên quan tới tiền đồ và vận mệnh của trẻ sau này, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống những năm cuối đời của chúng.
Do đó, điều không ít bậc cha mẹ quan tâm, lo lắng là: một mặt, bậc cha mẹ phải giáo dục con cái từng ly từng tý; mặt khác, do ảnh hưởng của nhiều quan điểm khác nhau, do những ảnh hưởng của nhiều quan điểm khác nhau, do những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, các "vấn đề" về con cái liên tục xuất hiện: học tập không chăm chỉ, không có hứng thú học tập, ham chơi, chống đối, thậm chí là đánh nhau, hút thuốc, nghiện rượu, chơi trò chơi điện tử, chat… Những vấn đề này làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng và phiền lòng, vậy phải làm như thế nào mới có thể giáo dục tốt bọn trẻ.?
"Tây du ký" – cuốn truyện trẻ em thích đọc nhất, kể chuyện hoà thượng Huyền Trang đời Đường dưới sự bảo vệ, phò tá của Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại và hai đồ đệ khác, đã trèo đèo lội suối, trừ bọn yêu tinh ma quỷ, trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng đã đến được thánh địa Tây Thiên, lấy được "Bộ chân kinh" của nhà Phật, từ đó khiến cho Phật giáo ngày càng hưng thịnh. Trên thực tế, trong thời đại ngày nay, mong muốn lớn nhất của hàng triệu bậc cha mẹ luôn đau đầu về vấn đề giáo dục con cái là có thể tìm ra được một "bộ chân kinh cho gia đình" có pháp lực vô biên để có thể giúp họ giải quyết tốt tất cả các vấn đề của con cái, đưa con mình bước theo con đường đúng đắn, trở thành người có ích.
Có người sẽ hỏi rằng: "Bộ chân kinh cho gia đình" ấy liệu có thật hay không?
Chúng tôi có thể trả lời một cách chắc chắn rằng: "Có!"
"Bộ chân kinh cho gia đình" chính là những quy luật và nguyên tắc mà các bậc cha mẹ bắt buộc phải tuân thủ, và những phương pháp, chiến lược cần nắm chắc trong quá trình giáo dục con cái. "Bộ chân kinh" này không những phải có tính phổ biến, đúng trong mọi trường hợp ở các điều kiện địa lý khác nhau, mà quan trọng hơn là nó cần phải thích hợp và giải quyết đúng các vấn đề cụ thể, phức tạp trong giáo dục con cái. "Bộ chân kinh" này không phải là một thức đồ vật thần thánh kỳ bí, không phải có nguồn gốc từ "Thánh địa Tây Thiên" huyền bí, mà nó cso nguồn gốc từ thực tế và những tìm tòi của rất nhiều bậc cha mẹ trên con đường giáo dục trẻ – một con đường đầy gian nan, bắt nguồn từ những kinh nghiệm hay đã áp dụng thành công trong việc nuôi dạy con.
Được đúc rút từ những kết quả phân tích kỹ lưỡng cảu hàng trăm ví dụ thực tế, sống động về giáo dục trong gia đình, 100 điều "nên" và 96 điều "không nên" dạy trẻ có giá trị thực tiễn cao. Đây là những đúc rút đưa ra nhằm vào tình hình học tập, sinh hoạt, giao tiếp, phẩm hạnh, tâm lý của thanh thiếu niên ngày nay, giúp chỉ đường, "hiến kế" cho các bậc cha mẹ khi phải đối mặt với những hiện tượng, vấn đề khó giải quyết trong quá trình nuôi dạy con cái.
Đơn giản, dễ hiểu, có tính thực tế là đặc điểm lớn nhất của cuốn sách, nó giúp giải thích nhiều băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái.
Mục lục:
Lời nói đầu
Họ tập
Khơi gợi tính tự giác
Yêu đúng chỗ, thúc đẩy tính tự lập
Giao tiếp
Tràn đầy lòng tự trọng, tích cực thông suốt
Phẩm hạnh
Giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Tâm lý
Các bậc cha mẹ nên Bảo vệ sức khoẻ rèn luyện tinh thần cho trẻ.
Mời bạn đón đọc.